Tổng kết Dự án hỗ trợ người khuyết tật “Vượt lên tất cả” giai đoạn 2015- 2023

Thứ sáu - 24/03/2023 10:27
Sáng ngày 24/3, tại thành phố Quy Nhơn, Sở Y tế Bình Định phối hợp với Dự án hỗ trợ người khuyết tật “Vượt lên tất cả” đã tổ chức hội nghị tổng kết 7 năm thực hiện dự án giai đoạn 2015 - 2023. Tham dự Hội nghị có đại diện Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID); Tổ chức The International Centre (IC); Cục Quản lý Khám chữa bệnh; đại diện UBND tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế; Lãnh đạo Sở Y tế Bình Định và đại diện Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế và Quãng Nam; Lãnh đạo Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai; Đại học Y Hà Nội; Hội Phục hồi chức năng Việt Nam; các đơn vị y tế 3 tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế; Quảng Nam thực hiện dự án; đại diện người khuyết tật
Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị
Dự án Hỗ trợ người khuyết tật “Vượt lên tất cả” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ thông qua Tổ chức The International Centre (IC). Dự án được thực hiện tại 3 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bình Định. Mục tiêu dự án là nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng và công nghệ, dụng cụ trợ giúp có chất lượng cho người khuyết tật tại các địa phương thuộc 3 tỉnh. Từ đó, nâng cao khả năng độc lập trong sinh hoạt hàng ngày và hòa nhập tốt hơn trong cuộc sống của người khuyết tật. Sau thời gian triển khai, dự án đã thực hiện khám sàng lọc, xác định nhu cầu cho 12.069 người khuyết tật tại 320 xã, phường của 3 tỉnh; thực hiện can thiệp phục hồi chức năng đa chuyên ngành cho hơn 7.700 người khuyết tật tại 3 tỉnh, trong đó Bình Định có 2.889 người. Dự án cũng thực hiện cấp hơn 10.700 dụng cụ trợ giúp cho 7.432 người khuyết tật. Các loại dụng cụ chủ yếu là nẹp chỉnh hình, chân tay giả (13%), dụng cụ di chuyển, dịch chuyển như xe lăn, gậy, nạng, ... (63%), dụng cụ hỗ trợ tư thế (2%), dụng cụ trợ giúp sinh hoạt hàng ngày (13%), và các dụng cụ bổ trợ khác. Dự án còn huy động thêm các nguồn ngân sách nhỏ để hỗ trợ cải thiện tiếp cận môi trường nhà ở cho 120 người khuyết tật tại 3 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bình Định. Dự án cũng tập trung nâng cao năng lực cho hệ thống phục hồi chức năng tại cơ sở, trong đó 2.572 cán bộ y tế, xã hội các cấp (Thừa Thiên Huế 817 người, Quảng Nam 779 người, Bình Định 895 người, tỉnh khác 81 người) đã được tập huấn về phục hồi chức năng và dụng cụ trợ giúp từ cơ bản tới chuyên sâu.
Một trong những điểm nổi bật của Dự án là hỗ trợ các tỉnh thành lập đơn vị phục hồi chức năng (PHCN) đa chuyên ngành trong đó có đơn vị Công nghệ trợ giúp/dụng cụ trợ giúp cho 5 đơn vị gồm: Trung tâm Phục hồi chức năng - Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng, Bệnh viện Phục hồi chức năng Thừa Thiên Huế, Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, và Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Bình Định. Các đơn vị này được hỗ trợ những trang thiết bị PHCN cơ bản, huấn luyện cho đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên quy trình và cách thức vận hành vận hành đơn vị công nghệ trợ giúp. Dựa trên kết quả và kinh nghiệm triển khai PHCN đa chuyên ngành tại các tỉnh, Dự án đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các cơ sở khám chữa bệnh các cấp xây dựng Dự thảo Hướng dẫn Quốc gia về Phục hồi chức năng theo nhóm đa ngành tại cơ sở Khám chữa bệnh. Dự thảo này được đông đảo các chuyên gia trong mạng lưới PHCN tại Việt Nam góp ý và hoàn thiện để trình Bộ Y tế phê duyệt.
Ông Lê Quang Hùng – Giám đốc Sở Y tế Bình Định phát biểu tại Hội nghị
Ông Lê Quang Hùng – Giám đốc Sở Y tế Bình Định phát biểu tại Hội nghị

Dự án cũng thành lập nhóm chuyên gia nòng cốt Trung ương về công nghệ và dụng cụ hỗ trợ PHCN. Bên cạnh đó, dự án cũng cung cấp trang thiết bị PHCN cơ bản cho 9 trung tâm y tế cấp huyện. Trong đó Bình Định có các Trung tâm Y tế thị xã Hoài Nhơn, Tây Sơn, Phù Cát, Tuy Phước, thị xã An Nhơn và thành phố Quy Nhơn. Dự án cũng thực hiện vận động chính sách và chia sẻ thông tin liên quan tới công nghệ trợ giúp, dụng cụ trợ giúp là một phần không thể thiếu trong các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho các tỉnh tham gia Dự án. Từ những kết quả đó thúc đẩy phát triển công nghệ trợ giúp, dụng cụ PHCN trong khuôn khổ chương trình hành động về PHCN giai đoạn 2023- 2030 của Bộ Y tế. Dự án cũng tiến hành nghiên cứu thu thập dữ liệu về bảo hiểm y tế và công nghệ trợ giúp để vận động mở rộng phạm vi chi trả của Bảo hiểm y tế cho dụng cụ trợ giúp. Dự án đã cùng với các chuyên gia của Bộ Y tế, các chuyên gia kinh tế y tế tiến hành phân tích giá thành quy trình cung cấp dụng cụ trợ giúp, thực trạng chi trả bảo hiểm y tế cho các dịch vụ phục hồi chức năng hiện nay. Đây sẽ là những số liệu thưc tế được chia sẻ rộng rãi đến các nhà hoạch định chính sách trong quá trình vận động mở rộng phạm vi chi trả của Bảo hiểm y tế cho dụng cụ trợ giúp.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hương – Giám đốc Chương trình Hỗ trợ người khuyết tật báo cáo tại Hội Nghị
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hương – Giám đốc Chương trình Hỗ trợ người khuyết tật báo cáo tại Hội Nghị

Nhân dịp này, UBND các tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế đã trao tặng bằng khen cho đại diện Tổ chức The International Centre (IC) đã hỗ trợ các tỉnh thực hiện tốt Dự án Hỗ trợ người khuyết tật “Vượt lên tất cả” trong giai đoạn 2015- 2023./.
Thay mặt UBND tỉnh Ông Lê Quang Hùng – Giám đốc Sở Y tế Bình Định trao tặng bằng khen cho Tổ chức IC.
Thay mặt UBND tỉnh Ông Lê Quang Hùng – Giám đốc Sở Y tế Bình Định trao tặng bằng khen cho Tổ chức IC.
 

Tác giả bài viết: Thu Hiền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Trang thông tin điện tử Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập44
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm42
  • Hôm nay2,463
  • Tháng hiện tại36,938
  • Tổng lượt truy cập25,111,530
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây