Sinh non là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm. Điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh mạng của mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu nên tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu sinh non để có cuộc vượt cạn an toàn.
Sinh non là gì? Thông thường, một thai kỳ bình thường sẽ diễn ra trong 9 tháng 10 ngày (tương đương 40 tuần). Sinh non hay đẻ non là khi trẻ được sinh ra ở tuổi thai từ 22 tuần đến trước 37 tuần. Sinh non được xem là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi. Nhiều trẻ sống sót nhưng phải đối mặt với tình trạng khuyết tật suốt đời, bao gồm khuyết tật thần kinh, tim mạch, thị giác và thính giác. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 15 triệu trẻ sinh non (cứ 10 trẻ thì có 1 trẻ sinh non) và sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Tại Việt Nam, theo số liệu báo cáo: tỷ lệ trẻ đẻ non/nhẹ cân chiếm 19% trong mô hình bệnh tật của trẻ sơ sinh; nguyên nhân gây nên tử vong trẻ sơ sinh chủ yếu do đẻ non/nhẹ cân, ngạt, chấn thương trong khi đẻ, dị tật và các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó nguyên nhân do đẻ non/nhẹ cân chiếm tới 25%. Tại Việt Nam tình trạng sanh non ngày càng tăng. Trung bình cả nước, tỷ lệ sinh non khoảng 7%, mỗi năm có khoảng 100.000-110.000 trẻ sinh non ra đời. Tại Bình Định tính đến 9 tháng đầu năm 2024 có 501 trẻ sinh non, tỷ lệ khoảng 3,25%. Ngày Thế giới vì Trẻ Sinh non được tổ chức hàng năm vào ngày 17 tháng 11, nhằm nâng cao nhận thức về những thách thức mà trẻ sinh non và gia đình của trẻ phải đối mặt. * Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ sinh non Sinh non có thể xảy ra vì nhiều lý do và trong một số trường hợp không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ đã biết có thể làm tăng khả năng sinh non, bao gồm: - Tình trạng sức khỏe bà mẹ: Các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tiểu đường và nhiễm trùng khi mang thai có thể góp phần gây sinh non. - Mang đa thai: Mang thai đôi, ba, bốn… có thể dẫn đến chuyển dạ sớm do tăng thêm áp lực lên tử cung. - Sinh non trước đây: Những phụ nữ đã sinh non ở lần thai trướcsẽ có nguy cơ sinh non cao hơn. - Các yếu tố về lối sống: Hút thuốc lá, sử dụng ma túy và chăm sóc trước khi sinh không đầy đủ có liên quan đến tỷ lệ sinh non cao hơn. - Tuổi: Những bà mẹ còn rất trẻ (dưới 17 tuổi) và những bà mẹ lớn tuổi (trên 35 tuổi) có nhiều nguy cơ sinh non hơn. - Nhiễm trùng: Nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng ở tử cung hoặc đường tiết niệu ở phụ nữ đang mang thai, có thể dẫn đến sinh non. * Những thách thức y tế và chăm sóc trẻ sinh non Trẻ sinh non thường phải đối mặt với nhiều thách thức y tế, đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU). Một số vấn đề phổ biến nhất bao gồm: - Hội chứng suy hô hấp (RDS): Do phổi chưa trưởng thành, nhiều trẻ sinh non gặp khó khăn trong việc tự thở và có thể cần liệu pháp oxy hoặc thở máy. - Nhiễm trùng: Do hệ thống miễn dịch của trẻ sinh non còn yếu, chưa trưởng thành, khiến chúng dễ bị nhiễm trùng hơn như nhiễm trùng huyết và viêm phổi. - Vàng da: Tăng cao bilirubin trong máu có thể gây vàng da, vàng mắt nặng và gây biến chứng não, nên trẻ cần được phát hiện và điều trị kịp thời bằng liệu pháp quang học. - Nuôi dưỡng và dinh dưỡng: Trẻ sinh càng non tháng thì phản xạ bú càng yếu và hệ tiêu hóa chưa phát triển nên cần hỗ trợ để trẻ được nuôi bằng sữa mẹ và dinh dưỡng hiệu quả. - Phát triển trí não: Trẻ sinh non có nguy cơ bị biến chứng thần kinh, như xuất huyết não thất và chậm phát triển tinh thần và vận động. Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong công nghệ y học và chăm sóc trẻ sơ sinh, nhiều thách thức trong số này có thể được giải quyết, cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót và kết quả về sức khỏe và sự phát triển lâu dài cho trẻ sinh non. Tuy nhiên, tiếp cận dịch vụ chăm sóc có chất lượng và can thiệp sớm cần thiết cho trẻ sinh non là rất quan trọng để giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng. Ngày Thế giới vì trẻ sinh non được tổ chức vào ngày 17/11 hàng năm và ngày này cũng tập trung vào việc tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của việc chăm sóc sớm và đầy đủ để giảm nguy cơ tử vong ở trẻ sinh non và tăng cường phát triển sớm toàn diện cho trẻ. Nguyên nhân sinh non: Có khoảng 50% trường hợp đẻ non không xác định rõ lý do. Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ như: 1. Yếu tố xã hội: Thai phụ không được chăm sóc đầy đủ trước sinh, đời sống kinh tế thấp, kèm theo vấn đề về thể chất như suy dinh dưỡng, không tăng cân, thai phụ lao động nặng nhọc thời kỳ mang thai. Độ tuổi cũng tác động đến tỷ lệ sinh non, mẹ dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi là yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh non. 2. Yếu tố từ phía mẹ: Một số yếu tố từ mẹ có thể dẫn để nguy cơ sinh non như mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai, gặp chấn thương vùng bụng, phẫu thuật vùng bụng khi mang thai, lao động nặng nhọc, môi trường sống nhiều chất độc hại hoặc nhiều căng thẳng. Bên cạnh đó ở một số thai phụ có tiền sử mắc bệnh tim, thận, gan, hay gặp tai biến sản khoa như sản giật, tiền sản giật cũng có nguy cơ sinh non cao. 3. Do thai và phần phụ của thai:có khoảng 10-20% trường hợp sinh non rơi vào trường hợp đa thai, 10% có rau tiền đạo, bên cạnh đó các nguy cơ như nhiễm trùng ối, vỡ ối sớm, đa ối hay rau bong non cũng gây sinh non. Sinh non có nguy hiểm không? Bởi vì trẻ sinh non được sinh ra trước khi sẵn sàng về thể chất để rời khỏi bụng mẹ nên trẻ có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe. Một số bệnh thường gặp ở trẻ sinh non bao gồm:
Hầu hết trẻ sinh non sẽ phát triển bình thường, nhưng chúng có nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển cao hơn vì vậy sẽ cần kiểm tra sức khỏe và sự phát triển thường xuyên tại bệnh viện hoặc với bác sĩ nhi khoa. * Các biện pháp đơn giản có thể phòng ngừa sinh non Chuyển dạ sinh non là điều đáng sợ với mọi bà mẹ, vì vậy các biện pháp đơn giản dưới đây sẽ giúp mẹ bầu có thể phòng ngừa sinh non hiệu quả:
Uống đủ nước trong ngày để ngăn chặn tình trạng mất nước gây khó chịu ở tử cung.
Không nên nhịn tiểu thường xuyên và sau khi đi vệ sinh, mẹ bầu hãy lau từ trước ra sau để hạn chế viêm nhiễm.
Khi nằm cần hạn chế tư thế nằm ngửa, có thể nằm nghiêng trái hoặc nghiêng phải.
Giữ chế độ dinh dưỡng, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.
Khám thai đều đặn.
Có thể đặt nhẹ tay trên bụng để phát hiện những cơn gò tử cung bất thường và đi khám điều trị dự phòng sinh non kịp thời.
Lưu ý: Việc nằm yên một chỗ không phải là biện pháp hữu hiệu để dự phòng dọa sinh non. Nếu bạn nhận thấy mình có nguy cơ sinh non cao, hãy trao đổi với bác sĩ càng sớm càng tốt để nhận biết kịp thời các dấu hiệu dọa sinh non và có cách xử lý tốt nhất. * Các thông điệp được đưa ra để góp phần giảm tỷ lệ trẻ sinh non: 1.Mẹ chủ động khám thai định kỳ, đúng lịch để giảm thiểu sinh non từ những nguyên nhân phòng tránh được! 2. Hãy cùng nhau giảm thiểu tỷ lệ sinh non bằng cách nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em! 3. Một trẻ sinh non trong 10 trẻ em sinh ra: Hãy cùng nhau tạo nên sự khác biệt! 4. Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé. Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em! 5. Chăm sóc trẻ sinh non là trách nhiệm của tất cả chúng ta. Hãy cùng nhau hành động! 6. Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo: Tiếp xúc da kề da giúp trẻ sinh non phát triển tốt hơn! 7. Mỗi hành động nhỏ đều có thể tạo nên sự khác biệt lớn. Hãy cùng nhau hành động vì trẻ sinh non! 8. Hưởng ứng Ngày Thế giới vì trẻ sinh non 17/11: Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em!
Tác giả bài viết: Khoa Sức khỏe sinh sản - Trung tâm kiểm soát bệnh tật