Hướng đến trường học an toàn cho trẻ

Thứ ba - 15/09/2020 03:58
Tai nạn thương tích thường bất ngờ xảy ra, khó lường trước được và gây ra những thương tổn trên cơ thể người, nhất là ở lứa tuổi mầm non. Vì ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Bộ Y tế đã đưa ra các biện pháp để phòng tránh tối thiểu các tai nạn thương tích xảy ra tại trường hay ở nhà như sau:
Nhà trường đảm bảo an toàn thực phẩm phòng ngộ độc ở trẻ mầm non (Ảnh: Thu Phương)
Nhà trường đảm bảo an toàn thực phẩm phòng ngộ độc ở trẻ mầm non (Ảnh: Thu Phương)
     Phòng ngã: Sân trường cần bằng phẳng và không bị trơn trượt; cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can; những cây ở sân trường cần có bồn rào để ngăn trẻ không leo trèo; bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay; dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn; đi chơi đúng nơi quy định và thực hiện theo sự hướng dẫn.
     Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học: Giáo dục ý thức cho các em không được xô đẩy, đánh nhau trong trường; không cho các em mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, kiếm, súng cao su và các hung khí; giáo viên thường xuyên quản lý, giám sát trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, giáo dục trẻ đoàn kết.
Phòng ngừa tai nạn giao thông: Trường phải có cổng, hàng rào; trong giờ học, giờ chơi phải đóng cổng, không cho trẻ chạy ra đường chơi khi trường ở gần đường; phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học; hướng dẫn học sinh thực hiện luật an toàn giao thông; tuyên truyền phụ huynh không đi xe máy trong sân trường.
      Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc: Bảng điện ở phòng học và các phòng chức năng khác phải để cao, tuyệt đối không để bàn là, đồ đun nấu trong phòng của trẻ; Không cho học sinh tới bếp nấu nướng và chia ăn ở nhà bếp; luôn quan tâm chăm sóc trẻ, không để trẻ chơi một mình ở các nơi có thể xảy ra tai nạn; để thuốc và hóa chất ngoài tầm tay với của trẻ em, không cho trẻ em tự uống thuốc.
      Phòng ngừa đuối nước: Trẻ em cần rèn luyện thể lực và biết bơi theo quy định; khi đi bơi phải tuân thủ quy tắc an toàn; không cho trẻ ra gần ao hồ, sông suối một mình; ở vùng lũ, học sinh đi học qua sông suối phải có người lớn đưa và phải đảm bảo an toàn; khi đi đò, thuyền,... phải mặc áo phao bảo hộ; giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy an toàn; không để thùng, chậu có nước không phòng, trong lớp.
       Phòng ngừa điện giật: Luôn kiểm tra các đồ dùng bằng điện, che kín các ổ điện ở thấp không cho trẻ nghịch; hệ thống điện trong lớp phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện phải để cao.
       Phòng ngừa ngộ độc thức ăn: Không bán quà bánh trong trường và không ăn hàng rong xung quanh cổng trường; thực phẩm nhà bếp, nước uống phải đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc; phải có hợp đồng cam kết mua bán thực phẩm sạch rõ nguồn gốc với công ty cung cấp; trường có cán bộ theo dõi về y tế học đường và có tủ thuốc cấp cứu.
       Còn rất nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ em, cách phòng ngừa hiệu quả nhất là sự quan tâm chú ý của người lớn khi trông trẻ. Chỉ một phút thiếu tập trung có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, người lớn cần trang bị cho trẻ nhỏ những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để tự bảo vệ mình từ khi trẻ bắt đầu hình thành những ý thức đầu tiên.

 

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Trang thông tin điện tử Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập59
  • Hôm nay2,463
  • Tháng hiện tại37,597
  • Tổng lượt truy cập25,112,189
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây