TẬT KHÚC XẠ Ở TRẺ EM NGUYÊN NHÂN – TRIỆU CHỨNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC
Thứ năm - 10/10/2024 04:26
Tật khúc xạ đang là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng giảm thị lực ở trẻ em, đặc biệt là cận thị. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2020trên toàn cầu có khoảng 1/4 dân số bị cận thị. Các dự báo cũng chỉ ra rằng đến năm 2030, khoảng 3,4 tỉ người sẽ bị cận thì, tức khoảng 4/10 dân số và tăng lên một nửa dân số vào năm 2050. Tật khúc xạ gây ảnh hưởng đến học tập và sự phát triển thể chất của trẻ em, ngoài ra có thể gây biến chứng giảm thị lực và mù loà. Bài viết này sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về tật khúc xạ: nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp chăm sóc.
Tật khúc xạ là gì? Có bao nhiêu loại tật khúc xạ ?
Ở mắt bình thường, ánh sáng sau khi đi qua nhãn cầu sẽ được hội tụ đúng ngay trên võng mạc (lớp thần kinh của mắt). Tật khúc xạ xảy ra khi ánh sáng đi qua nhãn cầu không hội tụ đúng trên võng mạc. Tật khúc xạ bao gồm các tật cận thị, tật viễn thị và tật loạn thị. 2. Các biểu hiện thường gặp ở trẻ có tật khúc xạ? Đa số trẻ bị tật khúc xạ sẽ có các biểu hiện nhìn mờ gây khó khăn khi học tập, sinh hoạt, hay nháy mắt, nheo mắt, dụi mắt... Cụ thể hơn như sau: - Trẻcận thị có biểu hiện mắt nhìn xa không rõ và nhìn gần rõ. - Trẻ viễn thịcó biểu hiện mắt nhìn xa và nhìn gần đều không rõ. - Trẻ loạn thị :Có cả viễn loạn và cận loạn, do bán kính cầu mắt không đều gây ra hiện tượng mờ mắt hoặc tầm nhìn bị biến dạng, méo mó. 3.Nguyên nhân nào gây nên tật khúc xạ ở trẻ em ? - Yếu tố gia đình và di truyền: Nhiều trẻ sinh ra đã mắc các tật khúc xạ, thường do bất thường cấu trúc của mắt như trục nhãn cầu dài hơn hoặc ngắn hơn bình thường. - Thói quen sử dụng mắt: Sử dụng mắt một cách không đúng cũng có thể dẫn đến tật khúc xạ, ví dụ như đọc sách trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc tiếp xúc với màn hình điện tử như ti vi, điện thoại máy tính... quá nhiều. - Cường độ sử dụng mắt quá lớn, không cho mắt được nghỉ ngơi đúng và đủ. - Trẻ bị tật khúc xạ sau chấn thương hoặc phẫu thuật mắt.
4 . Hậu quả khi trẻ bị mắc tật khúc xạ là gì ? -Giảm thị lực ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh hoạt, học tập của trẻ. -Trường hợp trẻ có tật khúc xạ mà không được khám và chỉnh kính kịp thời có thể gây tăng độ nhanh, nặng hơn có thể gặp các biến chứng nặng như nhược thị , lác (lé) mắt. - Đặc biệt trường hợp trẻ bị cận thị nặng ( cận thị trên 6 điôp) có khả năng mắc các bệnh lý nguy hiểm như: Bong võng mạc, glaucoma, đục thể thủy tinh, thoái hóa hoàng điểm; các bệnh này có thể làm giảm thị lực, thậm chí có thể gây mất thị lực vĩnh viễn cho trẻ. 5. Làm gì để phát hiện trẻ có thể đã có tật khúc xạ? - Cho trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần tại cơ sở chuyên khoa để tầm soát tật khúc xạ cũng như các bệnh mắt khác là biện pháp hiệu quả nhất , giúp phát hiện bệnh sớm nhất. - Cho trẻ đi khám ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu như : nháy mắt, nheo mắt, nhìn không rõ phải cúi sát bàn. 6. Cách phòng ngừa bệnh lý tật khúc xạ và chăm sóc mắt bị tật khúc xạ - Ăn uống dinh dưỡng hợp lí vì mắt luôn cần được bổ sung dưỡng chất từ bên trong. Trẻ nên ăn uống đủ chất và ưu tiên những thực phẩm có lợi cho mắt như: rau củ, trái cây có màu cam, vàng, đỏ, hoặc ngũ cốc, cá biển… - Đeo kính đúng số đo khi đã có tật khúc xạ; Đeo kính sai số đo của mắt là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho tăng độ nhanh, do đó cần khám mắt và cắt kính tại các cơ sở chuyên khoa Mắt uy tín. - Khám mắt theo định kỳ 6 tháng/1 lần tại bệnh viện giúp phát hiện sớm tật khúc xạ cũng như phát hiện sớm nếu mắt tăng độ nhanh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp giúp kiểm soát tiến triển của bệnh. - Tập thể dục với các trò chơi ngoài trời: ánh sáng mặt trời có tác dụng kích thích sự hoạt hóa các tế bào thần kinh trong mắt. Nó có tác dụng tích cực đối với những người bị cận thị và còn phòng tránh cận thị cho những người chưa mắc. Trẻ cần được vui chơi, tiếp xúc với ánh nắng có lợi (thời gian sáng sớm hoặc cuối giờ chiều). - Đọc sách trong không gian đủ sáng, giữ khoảng cách an toàn từ mắt đến sách là 30cm khi trẻ đọc sách, ngồi thẳng lưng trên ghế và thoải mái khi đọc sách, không nên nằm trên giường hoặc sàn nhà. - Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, ti vi... - Cần cho mắt nghỉ ngơi sau mỗi 30-45 phút tập trung làm việc, khi nghỉ ngơi cần cho mắt nhìn ra xa hoặc nhắm mắt thư giãn.
Hưởng ứng Ngày Thị giác thế Hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới năm 2024 với chủ đề “Ưu tiên chăm sóc mắt cho trẻ em”World Sight Day 2024 to Prioritise Child Eye Health- Bệnh viện Mắt Bình Định tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng như: tổ chức đợt khám sàng lọc tật khúc xạ cho học sinh, cấp kính miễn phí cho học sinh nghèo, tổ chức các hoạt động truyền thông về tật khúc xạ, phẫu thuật mắt miễn phí cho trẻ em bị các dị tật mắt bẩm sinh. Các hoạt động hưởng ứng ngày Thị giác thế giới thưc hiện tại bệnh viện từ ngày 04/10/2024 đến ngày 14/10/2024
Hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới năm 2024 với chủ đề “Ưu tiên chăm sóc mắt cho trẻ em”World Sight Day 2024 to Prioritise Child Eye Health- Bệnh viện Mắt Bình Định tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng như: tổ chức đợt khám sàng lọc tật khúc xạ cho học sinh, cấp kính miễn phí cho học sinh nghèo, tổ chức các hoạt động truyền thông về tật khúc xạ, phẫu thuật mắt miễn phí cho trẻ em bị các dị tật mắt bẩm sinh. Các hoạt động hưởng ứng ngày Thị giác thế giới thưc hiện tại bệnh viện từ ngày 04/10/2024 đến ngày 14/10/2024
Tác giả bài viết: Bs Trần Thị Bích Hải – Bệnh viện Mắt Bình Định