Trạm Y tế xã Cát Khánh, Phù Cát: Hiệu quả quản lý bệnh không lây nhiễm

Chủ nhật - 16/08/2020 23:29
Mô hình quản lý bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng đã bắt đầu phát huy hiệu quả tích cực, nhiều bệnh truyền nhiễm đã được kiểm soát do phòng bệnh bằng vắc xin song bệnh không lây nhiễm lại đang có xu hướng gia tăng và trở thành nguy cơ gây tử vong hàng đầu. Để chủ động phòng chống các bệnh không lây nhiễm, Trạm Y tế xã Cát Khánh, huyện Phù Cát đã chú trọng trong việc quản lý và điều trị bệnh không lây nhiễm trên địa bàn.
Đo huyết áp cho người bệnh tại xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Ảnh: Thu Phương)
Đo huyết áp cho người bệnh tại xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Ảnh: Thu Phương)
       Điển hình trường hợp bà Phạm Thị Mai, 63 tuổi, thôn Thắng Kiên, huyện Phù Cát bị mắc bệnh tăng huyết áp nhiều năm tâm sự: “Khi Trạm Y tế xã khám sàng lọc và chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp, sau đó tôi thường xuyên đến Trạm khám và lấy thuốc uống đều đặn, đồng thời mỗi khi đến Trạm khám tôi cũng được cán bộ y tế hướng dẫn chế độ ăn uống như giảm mặn và tập luyện phù hợp nên nhờ đó huyết áp của tôi đã ổn định, không còn đau đầu, chóng mặt, cuộc sống tốt hơn”.
       Chia sẻ với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Tường Vy, cán bộ trực tiếp quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm tại Trạm cho biết: “Từ khi triển khai mô hình quản lý bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường… người bệnh thường xuyên đến Trạm khám điều trị, nhận thuốc uống đều đặn giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Việc triển khai công tác quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm ngay tại Trạm Y tế xã hiệu quả sẽ giúp người bệnh tiết kiệm được rất nhiều chi phí do không phải đi xa, chờ đợi và cán bộ y tế tại trạm cũng có thể tư vấn, quản lý, theo dõi người bệnh điều trị dễ dàng hơn”.  
       Nhận thức rõ tầm quan trọng trong công tác chăm sóc và điều trị các bệnh không lây nhiễm cho người dân trên địa bàn, Trạm Y tế xã đã triển khai quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm. Đến nay, Trạm đang quản lý 727 người bệnh tăng huyết áp, 87 người bệnh đái tháo đường, 18 người động kinh, 26 người tâm thần phân liệt, 43 người hen phế quản, 11 người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 38 người ung thư các loại. Người bệnh sau khi được phát hiện đã được lập sổ quản lý, tư vấn và cấp thuốc điều trị, Trạm đã đảm bảo thuốc cấp cho người bệnh kịp thời và đầy đủ; đa số người bệnh được uống thuốc đều hàng tháng do đó tình trạng người bệnh đều ổn định.
      Để có được kết quả đó, Trạm đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, UBND xã và sự nỗ lực của tập thể cán bộ y, bác sỹ của Trạm. Bên cạnh đó, Trạm chủ động xây dựng các kế hoạch phòng chống bệnh không lây nhiễm năm 2020, kế hoạch năm 2020 về hoạt động truyền thông, kế hoạch năm 2020 về phát hiện người mắc bệnh tại cộng đồng, kế hoạch năm 2020 về khám sức khỏe định kỳ tại cộng đồng. Ngoài ra, Trạm thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn do tuyến tỉnh, huyện tổ chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật các kiến thức mới; triển khai phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe giúp theo dõi người bệnh được chặt chẽ và tư vấn sức khỏe cho người bệnh khi cần thiết; tăng cường rà soát lại danh sách người bệnh đang điều trị và tổ chức khám sàng lọc để phát hiện kịp thời những người bệnh mắc mới để lên phương án hỗ trợ điều trị ngay từ giai đoạn đầu của bệnh. Việc phát hiện sớm để điều trị kịp thời là biện pháp vô cùng quan trọng để kiểm soát người bệnh không bước nhanh sang các giai đoạn biến chứng nguy hiểm.
 Tuy nhiên, để điều trị và phòng chống các bệnh không lây nhiễm cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ y tế với người bệnh và người nhà người bệnh, do vậy Trạm Y tế đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông như lồng ghép tuyên truyền tư vấn, hướng dẫn cho người dân trong các buổi họp thôn, phát thanh trên loa xã để người dân biết cách phòng bệnh; phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời, không để dẫn đến biến chứng; hướng dẫn người bệnh tuân thủ điều trị tại nhà khi mắc bệnh; chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, tăng cường vận động thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe và từ bỏ một số thói quen như: hút thuốc, sử dụng rượu, bia quá nhiều, ăn mặn... để nâng cao nhận thức cho người dân nhằm giảm thiểu các hành vi nguy cơ, giảm sự gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh không lây nhiễm.
        Bác sỹ Phan Văn Ngà - Trưởng trạm Y tế xã Cát Khánh cho biết: “Từ năm 2011, Trạm đã triển khai khám sàng lọc bệnh nhân tăng huyết áp và hiện nay quản lý trên 700 bệnh nhân tăng huyết áp. Trong thời gian tới, để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt và đưa công tác phòng chống các bệnh không lây nhiễm đạt kết quả cao hơn, Trạm tiếp tục triển khai khám sàng lọc, phát hiện và ghi nhận bệnh nhân tăng huyết áp: 50% số người bị tăng huyết áp được phát hiện sớm; 30% số người bệnh tăng huyết áp phát hiện mới được quản lý, điều trị theo đúng hướng dẫn chuyên môn; triển khai thực hiện 40% số người bệnh đái tháo đường được phát hiện, trong đó 40% được quản lý, điều trị. Khống chế tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường < 10% và tỷ lệ tiền đái tháo đường < 20% ở người từ 30-69 tuổi…”.

 

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Trang thông tin điện tử Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập82
  • Hôm nay2,463
  • Tháng hiện tại37,352
  • Tổng lượt truy cập25,111,944
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây