Trung tâm Y tế huyện Tây Sơn: Hiệu quả trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn huyện năm 2020

Thứ tư - 31/03/2021 22:57
Trong năm 2020, Trung tâm Y tế huyện đã ban hành kế hoạch về phòng, chống dịch năm 2020; kế hoạch đảm bảo công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020; các công văn chỉ đạo liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19… Cùng với đó, Trung tâm đã chủ động hướng dẫn các khoa phòng, Trạm Y tế các xã, thị trấn triển khai có hiệu quả các hoạt động thuộc lĩnh vực y tế trên địa bàn huyện; chỉ đạo về phòng chống dịch bệnh để sẵn sàng đáp ứng công tác phòng chống dịch…
Diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết tại Tây Sơn (Ảnh: Thu Phương)
Diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết tại Tây Sơn (Ảnh: Thu Phương)
        Trong năm, Trung tâm đã duy trì có hiệu quả và tăng cường hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ huyện đến xã; phối hợp với phòng Văn hóa - Thông tin huyện, đồng thời chỉ đạo các Trạm Y tế phối hợp với Đài truyền thanh xã tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
        Năm 2020, trên địa bàn huyện  xảy ra 39 ổ dịch sốt xuất huyết tại các xã: Tây Phú 04, Tây Xuân 03, Bình Nghi 02, Tây Vinh 01, Bình Tường 01, Bình Thành 03, Bình Tân 02 và thị trấn Phú Phong 03;  tăng  20  ổ dịch  so cùng kỳ năm 2019.  Các ổ dịch đều được phát hiện và xử lí đúng qui định, dập tắt kịp thời không có lây lan rộng, kéo dài. Bên cạnh đó, Trung tâm đã tổ chức 167 lần điều tra côn trùng cho kết quả chỉ số muỗi và chỉ số bọ gậy cao trên mức bình thường, đã tiến hàng xử lý bằng biện pháp tổng vệ sinh diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi. Đồng thời, tại ổ dịch cũ  đã tổ chức điều tra côn trùng 24 lần cho kết quả chỉ số bọ gậy và chỉ số muỗi đạt thấp  ở mức an toàn. Tiếp đó, tại nơi có nguy cơ cao cũng đã tổ chức điều tra côn trùng 58 lần cho kết quả chỉ số bọ gậy và chỉ số muỗi đạt thấp ở mức an toàn; đã tuyên truyền dân thường xuyên tổng vệ sinh, diệt bọ gậy, diệt muỗi phòng chống sốt xuất huyết Dengue. Chính vì vậy, trong năm 2020 toàn huyện ghi nhận 1.193  ca sốt xuất huyết, tăng 469 ca so cùng kỳ 2019. Đối với bệnh tay chân miệng, xảy ra 02 ổ dịch, 47 ca giảm 61 ca so cùng kỳ năm 2019;  cúm A (H1N1) toàn huyện không ghi nhận ca bệnh; có 7 ca mắc mới HIV giảm 01 ca so năm 2019; không có ca mắc Covid -19 trên địa bàn huyện.
         Ông Huỳnh Bá Thịnh - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tây Sơn cho biết: “Năm 2020 ảnh hưởng của điều kiện thời tiết nắng khô hanh, ít mưa nên người dân thường xuyên tích trữ nước trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, dụng cụ uống nước của gia súc, gia cầm, đặc biệt người dân thường tưới nước trong các chậu cây cảnh, các dụng cụ phế thải ngoài vườn, là nơi  muỗi phát triển gây bệnh  sốt xuất huyết. Đồng thời, những tháng cuối năm thời tiết mưa nắng đang xen từng đợt là điều kiện thuận lợi muỗi phát triển gây bệnh, kết hợp sự chủ quan của người dân trong vệ sinh môi trường sống. Tuy nhiên, Trung tâm Y tế huyện Tây Sơn đã ban hành các văn bản chỉ đạo các trạm y tế xã, thị trấn tăng cường công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn. Tổ chức giám sát, điều tra dịch tễ từ đó dự báo tình hình dịch bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời hiệu quả. Đã tổ chức tuyên truyền, phát bài trên đài truyền thanh, nói chuyện chuyên đề về các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue... Thành lập đội cơ động phòng chống dịch, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh điều động. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thiết yếu phục vụ công tác phòng chống dịch như máy phun hóa chất diệt muỗi, xét nghiệm, phương tiện, hoá chất, thuốc men cần thiết. Đã triển khai phun hóa chất diệt muỗi chủ động phòng chống sốt xuất huyết tại 03 xã thị trấn Bình Tường, Bình Thành và Phú Phong. Các địa phương đã tổ chức tốt công tác tổng vệ sinh diệt bọ gậy trước khi phun…”.
          Phát huy kết quả đạt được trong năm qua, năm 2021 tiếp tục  giám sát, khống chế không để xảy ra dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết Dengue. Tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh  Covid 19, bệnh cúm A,  bệnh sốt xuất huyết,  bệnh lây truyền qua đường hô hấp, bệnh  lây truyền qua đường đường tiêu hóa… Phát hiện sớm ổ dịch xử lý đúng về phương pháp, thời gian theo qui định. Tăng cường điều tra, giám sát ca bệnh, giám sát côn trùng xác định điểm nguy cơ, tiến hành xử lý tổng vệ sinh diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi chủ động. Tăng cường giám sát phát hiện kịp thời các ổ dịch sốt xuất huyết, tiến hành xử lí dịch trong vòng 48 giờ bằng cả 2 biện pháp diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi nhằm khống chế dịch không cho lây lan ra diện rộng. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức nói chuyện với cộng đồng; giám sát, giúp đỡ và thúc đẩy vai trò của các cộng tác viên, vai trò của cán bộ thôn, vai trò của các tổ chức xã hội, học sinh và nhà trường trong công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương.

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Trang thông tin điện tử Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập51
  • Hôm nay654
  • Tháng hiện tại34,672
  • Tổng lượt truy cập25,109,264
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây