6 loại gia vị giúp giảm các triệu chứng của cảm lạnh
Thứ tư - 22/02/2023 02:59
SKĐS - Tham khảo một số loại gia vị giúp giảm bớt một số triệu chứng của cảm lạnh, mang lại cảm giác thoải mái và cung cấp cho cơ thể những gì cần thiết để phục hồi sức khỏe tối ưu.
1. Có phải bệnh cảm lạnh chỉ gặp vào mùa đông xuân? Cảm lạnh là một bệnh thường gặp do virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là các virus hô hấp thuộc chủng Rhinovirus, hoặc virus đường ruột chủng Enterovirus. Các virus này xâm nhập cơ thể người qua con đường chủ yếu là mắt, mũi, miệng, hoặc cũng có thể thông qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Ít gặp hơn là các trường hợp nhiễm virus do tiếp xúc với các đồ vật chứa virus khi chạm vào hoặc dùng chung đồ với người bệnh. Theo BS. Hà Cường - Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn: Những người có miễn dịch kém như bệnh nhân bệnh mắc bệnh mạn tính có hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ dễ bị cảm lạnh. Đối với những người có bệnh nền về hô hấp, hen phế quản, COPD…, cảm lạnh có thể làm khởi phát những cơn kịch phát cấp tính. Cảm lạnh nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa… ADVERTISING Hầu hết mọi người bị cảm lạnh vào mùa đông và mùa xuân, nhưng cũng có thể bị cảm lạnh bất cứ lúc nào trong năm. Thời tiết lạnh không phải là nguyên nhân gây ra cảm lạnh, mà nó chỉ là yếu tố cơ hội giúp cho virus dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. 2. Các loại gia vị giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh Nghệ
Curcumin tự nhiên có trong nghệ là một hợp chất chống viêm mạnh. Củ nghệ có thể là loại gia vị được nghiên cứu nhiều nhất. Củ nghệ có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học được gọi là curcuminoids, trong đó hoạt chất nhiều nhất là curcumin. Thành phần chữa bệnh tích cực trong củ nghệ chịu trách nhiệm về khả năng phòng ngừa và chữa bệnh của nó được gọi là curcumin. Curcumin có hoạt tính như một kháng sinh có tác dụng chống viêm rất mạnh. Các nghiên cứu cho thấy chất curcumin là chất chống oxy hóa và chống viêm. Gừng
Gừng sở hữu nhiều chất dinh dưỡng chống viêm có thể loại bỏ nhiễm trùng ở đường hô hấp trên. Gừng là một loại gia vị cay nồng và có tính ấm, thường được sử dụng dưới mọi hình thức để giúp bạn giảm đau. Gừng rất giàu chất dinh dưỡng thực vật được gọi là gingerol, chất tạo nên vị cay nồng và đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống virus của nó. Khi bạn bị cảm lạnh, một ly trà gừng dễ dàng pha từ một vài lát gừng tươi ngâm trong một cốc nước nóng giúp bạn giảm các triệu chứng cảm lạnh. Có thể thêm chút chanh và mật ong để dễ uống hơn. Ớt Cayenne
Giống như các loại ớt cay khác, ớt Cayenne chứa capsaicin giúp giảm đau. Cayenne rất giàu vitamin. Một quả ớt tươi có 72% lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày và 50% lượng vitamin A. Ngay cả một thìa cà phê bột Cayenne khô cũng cung cấp cho bạn 15% lượng vitamin A hàng ngày. Loại gia vị này có rất nhiều công dụng nhưng nếu bạn bị đau dạ dày thì nó rất có ích cho quá trình tiêu hóa, làm tăng tiết dịch vị để phân hủy thức ăn. Ngoài ra, giống như các loại ớt cay khác, Cayenne chứa capsaicin giúp giảm đau. Ớt Cayenne cũng đã được chứng minh là giúp giảm đau đầu. Một số bằng chứng cho thấy rằng ớt cay rất tốt cho chứng đau đầu (hoặc nghẹt mũi), giúp thông tắc nghẽn hiệu quả khi bị cảm lạnh. Bạc hà
Tinh chất phổ biến nhất trong bạc hà là các loại tinh dầu (menthol, pinene, camphene, limonine), các hợp chất đắng (piperitone, pieritenone, pulegone), và một số hoạt chất khác. Các hoạt chất trong lá và cây bạc hà có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, làm giãn cơ, chống co giật, sát khuẩn, làm giãn mạch, gây tiết mồ hôi và hạ thân nhiệt… Vì vậy bạc hà thường được sử dụng như một vị thuốc giải cảm, hạ sốt rất phổ biến theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Quế Quế là một loại gia vị giàu hợp chất chống oxy hóa, cinnamaldehyde, giúp giảm viêm, xoa dịu cơn đau và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Nó cũng chứa các đặc tính chống viêm giúp hỗ trợ tiêu hóa và giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày. Mùi và hương vị đặc biệt của quế bắt nguồn từ tinh dầu có trong vỏ, được gọi là cinnamaldehyde có đặc tính chống virus, vi khuẩn và nấm.
Có rất nhiều cách để thêm quế vào thức ăn và đồ uống để chữa cảm lạnh. Tỏi Tỏi là một biện pháp khắc phục tại nhà phổ biến cho cảm lạnh. Một số nghiên cứu cho thấy khả năng hỗ trợ miễn dịch của tỏi. Nhờ chứa allicin - một hợp chất tăng cường miễn dịch mang lại hương vị nóng cho tỏi - tỏi giúp ngăn ngừa cảm lạnh khi tiêu thụ thường xuyên. Tối đa hóa lượng allicin bạn nhận được bằng cách cắt nhỏ hoặc nghiền tỏi tươi và thêm vào các món ăn hàng ngày. Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2014 trên tạp chí Cochrane Database of Systematic Reviews, các nhà nghiên cứu xác định rằng những tình nguyện viên được bổ sung tỏi ít bị cảm lạnh hơn đáng kể và các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn nếu họ bị bệnh so với những người dùng giả dược.
Tỏi là một biện pháp khắc phục tại nhà phổ biến cho cảm lạnh. 3. Giải pháp phòng ngừa cảm lạnh Cảm lạnh không phải bệnh khó chữa nhưng dễ mắc. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh luôn được chú trọng. BS. Hà Cường đưa ra lời khuyên giúp phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả:
Thực hiện vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay bằng dung dịch khử khuẩn. Tránh tiếp xúc gần với người bị cảm lạnh.
Tăng cường bổ sung các vitamin, khoáng chất, đặc biệt là vitamin C. Bổ sung bằng cách ăn nhiều rau củ, quả, trái cây có chứa vitamin C như cam, nước chanh, bưởi, các loại rau cải màu xanh.
Khử trùng các vật dụng như: vệ sinh bếp, mặt bàn, đồ dùng, đồ chơi… bằng chất khử trùng nếu nhà bạn đang có người bị cảm lạnh.
Vệ sinh răng miệng đúng cách. Súc họng bằng nước muối pha loãng, dung dịch súc họng bán sẵn trên thị trường.
Rèn luyện, tập thể dục thể thao hằng ngày với các bộ môn phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của bản thân.
Ăn đủ chất. Ngủ đủ giấc. Kiểm soát tâm lý tốt để phòng bệnh hiệu quả.