Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định tham gia Hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh và các Bệnh viện vệ tinh phía Nam

Thứ hai - 31/08/2020 04:29
Sáng ngày 31/8/2020, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, các bác sỹ Khoa Ung bướu đã tham gia chương trình Hội chẩn trực tuyến giữa Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng.
Quang cảnh buổi Hội chẩn trực tuyến (Ảnh: Thu Phương)
Quang cảnh buổi Hội chẩn trực tuyến (Ảnh: Thu Phương)
      Tại buổi Hội chẩn trực tuyến, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh đã chuyển thông tin, hình ảnh về 01 ca bệnh ung thư vú đang được điều trị tại Bệnh viện. Đó là bệnh nhân Lê Thị Kim T, sinh năm 1970, trú tại TP. Quy Nhơn. Tháng 6/2020 bệnh nhân phát hiện có 1 khối u ở vú (T), đau nhẹ nên đi khám tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Quy Nhơn, được chỉ định làm siêu âm tuyến vú và FNAQ u vú chẩn đoán bướu sợi tuyến lành tính, bệnh nhân lo lắng đi khám tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh cũng được chẩn đoán tương tự và để theo dõi thêm. Tháng 7/2020 bệnh nhân cảm thấy đau nhiều vùng ngực nên xin chuyển viện khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, tại đây thăm khám lâm sàng thấy có khối u vùng vú (T), bệnh nhân được chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng. Ngày 07/8/2020 Bệnh nhân xin nhập viện trở lại được chẩn đoán ung thư vú, được chỉ định phẫu thuật bóc u làm giải phẫu bệnh… và thông qua Hội chẩn trực tuyến để có hướng xử trí tiếp theo đối với bệnh nhân.
     Qua thông tin lâm sàng, các chuyên gia của Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh đã hội chẩn, trao đổi, phân tích và thống nhất đưa ra phương án, phác đồ điều trị tiếp theo cho bệnh nhân. Hội chẩn trực tuyến đã giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, làm giảm tỷ lệ chuyển tuyến, giảm quá tải cho tuyến trên. Đồng thời, đây cũng là cơ hội cho bệnh viện cơ sở được trao đổi, thảo luận và học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn trong thực hành lâm sàng hàng ngày từ các chuyên gia đầu ngành.
     Đề án Khám chữa bệnh từ xa đã được ban hành tại Quyết định số 2628/QĐ-BYT ngày 22/6/2020 với 2 mục tiêu cơ bản, đó là tất cả các cơ sở y tế, nhất là tuyến huyện được hỗ trợ chuyên môn liên tục và mọi người dân đều được hỗ trợ y tế thường xuyên.
     Trước đây, hỗ trợ chuyên môn theo phương thức 1-1, tức là một tuyến trên hỗ trợ cho một tuyến dưới thì hiện nay sẽ mở rộng theo mô hình 1-N để đảm bảo hiệu ứng tốt hơn. Theo đó, tuyến trên hỗ trợ tuyến dưới nhưng tất cả bệnh viện tuyến dưới đều có thể tham gia vào hội chẩn, theo dõi, để qua đó được học tập, nâng cao chuyên môn. Bên cạnh đó, Đề án khám chữa bệnh từ xa còn có nhiệm vụ góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh theo phương thức kết hợp của bác sĩ tuyến trên và bác sĩ tuyến dưới theo mô hình 1-4-4-2. Tức là 1 bác sĩ tuyến trên hỗ trợ cho 4 bác sĩ tuyến tỉnh, 4 bác sĩ tuyến huyện và 2 bác sĩ tuyến xã. Trong đó bác sĩ tuyến trên đóng vai trò như người bảo trợ, hỗ trợ cho tuyến dưới khi cần thiết.
     Hội chẩn trực tuyến đảm bảo giãn cách xã hội trong phòng chống dịch; giảm chi phí và thời gian cho người bệnh; giảm quá tải, tạo cân bằng người bệnh giữa tuyến trên - tuyến dưới; tăng cường năng lực chuyên môn tuyến dưới và kết nối mạng lưới các bệnh viện. 

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Trang thông tin điện tử Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay2,463
  • Tháng hiện tại37,764
  • Tổng lượt truy cập25,112,356
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây