Hưởng ứng Ngày Đất ngập nước thế giới năm 2021: Không thể tách rời - Đất ngập nước, Nước và Sự sống.

Thứ hai - 22/02/2021 21:19
Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên trở thành thành viên của Công ước Ramsar từ năm 1989. Trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động về bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước để thực hiện trách nhiệm quốc gia thành viên, xây dựng hành lang pháp luật về quản lý đất ngập nước như: Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, Thông tư số 07/2020/TTBTNMT ngày 31/8/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết các nội dung tại điểm c khoản 1 Điều 31 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP; quy hoạch thành lập mới 45 khu bảo tồn đất ngập nước đến năm 2030, đề cử công nhận được 09 khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar), trong đó năm 2020 công bố thành lập thêm được 02 khu bảo tồn đất ngập nước; tổ chức nhiều hoạt động hướng dẫn sử dụng bền vững đất ngập nước và có nhiều mô hình sử dụng khôn khéo đất ngập nước với sự tham gia của cộng đồng được triển khai nhiều nơi trên cả nước.
Ảnh minh họa ( Nguồn TTXVN)
Ảnh minh họa ( Nguồn TTXVN)
      Các vùng đất ngập nước có vai trò rất quan trọng đối với tài nguyên nước và cuộc sống con người. Vùng đất ngập nước đảm bảo nguồn cấp nước cho thế giới thông qua quá trình thu giữ và lưu trữ nước mưa, bổ sung vào các tầng chứa nước ngầm, điều tiết lượng nước, giữ cho lưu vực đầu nguồn trong lành cung cấp nước uống an toàn một cách tự nhiên. Các vùng đất ngập nước cung cấp lương thực, thực phẩm hỗ trợ sản xuất, một lượng lớn thủy sản được đánh bắt từ các vùng đất ngập nước, đồng thời, đất ngập nước cũng cung cấp gạo cho 3,5 tỷ người trên thế giới. Đất ngập nước còn có vai trò rất quan trọng đối với đa dạng sinh học, 40% số loài trên thế giới sống ở vùng đất ngập nước.
      Tại Bình Định có các hệ sinh thái đất ngập nước nhạy cảm như: Đầm Thị Nại, Đầm Trà Ổ, Đầm Đề Gi, các hồ chứa, vùng biển ven bờ có tính đa dạng sinh học cao, với nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế, quý, hiếm. Các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển trên địa bàn tỉnh là nơi nuôi trồng thủy hải sản và là sinh cảnh sống quan trọng của nhiều loài, đặc biệt là các loài thuỷ hải sản, chim nước, chim di cư và các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, cụ thể: Tại đầm Thị Nại có cá Mòi cờ hoa đang ở cấp độ nguy cấp (EN) được ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam; ngoài ra, còn có các loại cá như: Cá Mòi chấm, cá Mòi mõm tròn, cá Măng sữa... đang ở mức độ sẽ nguy cấp, cần được ưu tiên bảo vệ,...
       Hiện nay, việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản ở các đầm còn nhiều tồn tại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, hệ sinh thái thuỷ sinh, rừng ngập mặn, làm cho nguồn thủy sản vùng đất ngập nước bị giảm dần. Một bộ phận cư dân ven đầm còn thực hiện khai thác thủy sản bằng nhiều công cụ, phương tiện mang tính hủy diệt như xung điện, các loại ngư cụ có mắt lưới nhỏ để khai thác tận thu thủy sản; khai thác và tiêu thụ các loại thủy sản quý hiếm, hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng như Chình mun. Mặt khác, việc gia tăng số lượng phương tiện khai thác, các loại ngư cụ khác nhau đã làm tăng cường độ khai thác trên các vùng đất ngập nước. Bên cạnh đó, các hoạt động quy hoạch, xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, chất thải từ hoạt động dân sinh và sản xuất kinh doanh, việc thu hẹp diện tích các đầm, biến đổi khí hậu đã tác động rất lớn đến hệ sinh thái và các loài sinh vật của các vùng đất ngập nước trong tỉnh; từ đó tác động trở lại đến sinh kế, đời sống của cộng đồng dân cư.
      Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 629/UBND-KT ngày02/02/2021 và Bộ Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số 235/BTNMT-TCMT ngày 18/01/2020 về việc hưởng ứng Ngày Đất ngập nước thế giới năm2021, các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện các nội dung: Tổ chức các hoạt động phổ biến, hưởng ứng Ngày Đất ngập nước Thế giới năm 2021 với chủ đề “Không thể tách rời - Đất ngập nước, Nước và Sự sống” (“Inseparable - Water, Wetlands and Life”); Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của các vùng đất ngập nước đối với tài nguyên nước, sự sống của con người, đa dạng sinh học và kêu gọi mọi người dân cùng cam kết bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, dừng các hoạt động gây suy thoái các vùng đất ngập nước và phục hồi các vùng đất ngập nước bị suy thoái;
       Bên cạnh đó, tùy theo điều kiện cụ thể, tiến hành các hoạt động truyền thông phùhợp: tổ chức lễ kỷ niệm, các cuộc thi, triển lãm xây dựng phim phóng sự hoặc phát động các phong trào gắn với chủ đề Ngày Đất ngập nước thế giới năm2021. Lồng ghép nội dung về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngậpnước, nguồn nước vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, các địa phương hệ sinh thái đất ngập nước nhạy cảm như: Đầm Thị Nại, Đầm Trà Ổ, Đầm Đề Gi;...

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Trang thông tin điện tử Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay1,106
  • Tháng hiện tại35,341
  • Tổng lượt truy cập25,109,933
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây