Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát phòng, chống bệnh cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người.

Thứ năm - 04/03/2021 03:26
Sở Y tế Bình Định đã ban hành Công văn số 686/SYT-NVY, ngày 02/3/2021 yêu cầu các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện Công điện số 163/CĐ-TTg ngày 08/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 1052/UBND-KT ngày 02/3/2021 của UBND tỉnh về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát phòng, chống bệnh cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa (Nguồn Báo Bình Định)
Ảnh minh họa (Nguồn Báo Bình Định)
        Theo đó, Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật chủ động hỗ trợ, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật cho Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố trong việc giám sát dịch tễ, phát hiện sớm và xử lý kịp thời những trường hợp nghi nhiễm cúm A/H5N1 và các loại cúm gia cầm khác trên người; kịp thời hỗ trợ các Trung tâm Y tế trong công tác khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để, không để dịch bệnh lây lan; Tăng cường việc giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ tại các cơ sở điều trị và cộng đồng. Giám sát, phát hiện các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân, các trường hợp cúm nặng tại cộng đồng; giám sát chặt chẽ những người có tiếp xúc với gia cầm ốm, chết, những người tham gia tiêm phòng và xử lý dịch trên gia cầm; những người sống trong khu vực ổ dịch trên gia cầm. Lấy mẫu, xét nghiệm ngay các trường hợp nghi ngờ để xác định nguyên nhân. Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm lây từ gia cầm sang người, tăng cường việc truyền thông trên Trang Thông tin điện tử Sở Y tế và của đơn vị.
      Sở Y tế cũng yêu cầu Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp công tác tuyên truyền, giám sát dịch tễ, phát hiện và xử lý ổ dịch, phát huy hiệu quả quy chế phối hợp theo Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27/5/2013 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Y tế. Bên cạnh đó, rà soát, chuẩn bị trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, thuốc, vật tư sẵn sàng phục vụ công tác giám sát, xử lý ổ dịch, thu dung, cấp cứu, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân. Đối với các cơ sở khám, chữa bệnh, đảm bảo đủ nhu cầu về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly điều trị bệnh nhân nhiễm/nghi nhiễm cúm gia cầm.
       Sở Y tế đề nghị các đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày28/12/2015 của Bộ Y tế.
       Để chủ động phòng chống dịch, bệnh cúm lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:
1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Trang thông tin điện tử Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Hôm nay1,433
  • Tháng hiện tại35,668
  • Tổng lượt truy cập25,110,260
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây