BỆNH WHITMORE

Thứ ba - 15/10/2019 21:38
Bệnh Whitmore, còn gọi là bệnh Melioidosis, là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do do trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei gây ra.Căn bệnh này được phát hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1911. Tại Việt Nam, bệnh được mô tả lần đầu tiên vào năm 1925 tại TP. Hồ Chí Minh, sau đó là Hà Nội, Huế. Tuy nhiên, bệnh chưa được báo cáo trong hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm nên hiện chưa có số liệu chính xác về tình hình mắc bệnh tại Việt Nam. Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương phát hiện và ghi nhận bệnh Whitmore một phần có thể bệnh đã được nhiều cơ sở y tế quan tâm và kỹ thuật xét nghiệm phát hiện bệnh đã có bước tiến bộ đáng kể.
BỆNH WHITMORE
 
 Vi khuẩn B. pseudomallei sống trong đất hoặc nước bề mặt, con người có thể mắc bệnh Whitmore khi tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bề mặt bị nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei.Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước da, do hít phải hạt nước hoặc bụi có nhiễm vi khuẩn, uống nguồn nước nhiễm khuẩn.
Khi đi vào cơ thể, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào các bộ phận của cơ thể, thường gặp là phổi. Bên cạnh đó vi khuẩn có thể tấn công gây áp xe cơ quan nội tạng như gan, thận, tim hoặc áp xe ngoài da, áp xe cơ, viêm xương khớp, viêm tuyến lệ, viêm tuyến nước bọt mang tai… Trường hợp vi khuẩn tấn công ở vị trí mỏng yếu của cơ thể và thời gian điều trị đúng kháng sinh bị chậm thì tổ chức viêm và áp xe bị vỡ ra, dẫn đến làm thay đổi hình dạng của bộ phận đó nên một số thông tin cho là “vi khuẩn ăn thịt người” hay “vi khuẩn ăn cánh mũi” dẫn đến nhiều người lầm tưởng bệnh Whitmore do vi khuẩn "ăn thịt người" gây ra. Vi khuẩn gây bệnh Whitmore có tên Burkholderia pseudomallei, trong khi đóvi khuẩn “ăn thịt người” là biệt danh của vi khuẩn Vibrio vulnificus, làm hoại tử mô nên có cảm giác đang ăn thịt.
Bệnh Whitmoregặp ở tất cả các độ tuổi, cả ở nam và nữ, gặp nhiều hơn ở người có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đất, nước. Những người có các bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh thận, bệnh phổi, suy giảm miễn dịch….  dễ bị mắc bệnh hơn so với người khỏe mạnh bình thường. Bệnh phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á và phía Bắc Úc, thường gặp vào mùa mưa, tại Việt Nam, khoảng 70% ca nhập viện trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11. Số bệnh nhân tăng tỷ lệ thuận với lượng mưa. Đa số bệnh nhân là nông dân, tuổi từ 50 đến 70 tuổi.
Thời gian ủ bệnh của bệnh trung bình 9 ngày. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi tiếp xúc vi khuẩn từ 2 - 4 tuần.Biểu hiện lâm sàng của bệnh đa dạng bao gồm sốt, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng... Ở người lớn, đa số bệnh nhân mắc bệnh có biểu hiện viêm phổi kèm nhiễm khuẩn huyết, viêm bàng quang, có các vết mưng mủ trên da, một số trường hợp còn có biểu hiện viêm cơ, viêm khớp hoặc viêm màng não.Ở trẻ em, khoảng 35% có biểu hiện viêm mủ tuyến nước bọt mang tai, 65% thể khác như sốt cao, viêm phổi, áp xe ở lách và thận, cũng có thể biểu hiện khu trú như ổ nhiễm khuẩn trên da, đặc biệt ở vùng đầu, mặt và cổ. Diễn biến nặng có thể gây sốc nhiễm khuẩn huyết dẫn đến tử vong.Tỷ lệ bệnh nhân tử vong rất cao,khoảng 40%.
Chẩn đoán bệnh Whitmoredựa vào các yếu tố dịch tễ như tiếp xúc với đất, nước, bụi, các dấu hiệu lâm sàng. Chẩn đoán chính xác phải dựa trên các xét nghiệm phân lập và định danh vi khuẩn B. pseudomallei  trong mẫu bệnh phẩm máu, mủ, đờm, nước tiểu hoặc dịch não tủy.Bệnh Whitmore không có những biểu hiện lâm sàng rõ ràng và thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu...
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh Whitmore. Điều trị căn nguyên gây bệnh Whitmorebằng các kháng sinh có nhạy cảm với các chủng B. Pseudomallei, kết hợp điều trị các triệu chứng, các biến chứng kèm theo và chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sức khỏe người bệnh... Bệnh thường tiến triển nặng, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt ở những người mắc bệnh mãn tính. Tuy nhiên chưa có bằng chứng về lây bệnh giữa người với người hoặc lây từ động vật sang người qua đường không khí. Vì thế, bệnh Whitmore thường lác đác, lẻ tẻ chứ không bùng phát thành dịch.Để chủ động phòng bệnh, người dân cần thực hiện:
1. Hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng. Nếu tiếp xúc phải có phương tiện bảo hộ lao động.
2. Những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao phải sử dụng giày, dép và găng tay.
3. Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
4. Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính, suy giảm miễm dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Những đối tượng này có nguy cơ dễ mắc bệnh với các biểu hiện lâm sàng đa dạng nên cần lưu ý.
5. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei  và điều trị kịp thời.

 

Tác giả bài viết: Ths. Bs Bùi Ngọc Lân - Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Trang thông tin điện tử Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1,465
  • Tháng hiện tại40,649
  • Tổng lượt truy cập25,115,241
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây