Hội nghị trực tuyến Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng

Thứ bảy - 23/07/2022 05:00
Chiều ngày 21/7/2022, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến Tăng cường công tác phòng,chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2022.
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2022 tại điểm cầu Bộ Y tế.
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2022 tại điểm cầu Bộ Y tế.
  
         Tại điểm cầu Trung ương, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì Hội nghị; tại điểm cầu Sở Y tế Bình Định, có ông Lê Quang Hùng - Giám đốc Sở Y tế chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có đại diện Lãnh đạo phòng Nghiệp vụ Y; Lãnh đạo Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, cán bộ chuyên trách phòng chống dịch, chuyên trách tiêm chủng. Ngoài ra còn có các điểm cầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Đa khoa Khu vực Bồng Sơn.
       Hiện nay có 4 dịch bệnh đang lưu hành tại Việt Nam là COVID -19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và cúm Trong đó, các ca cúm có xu hướng tăng tại miền Bắc thời gian gần đây. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho biết theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, số mắc cúm hiện nay không có sự khác biệt so với những năm trước đây. Hiện nay lưu hành chủ yếu là cúm A (H3N2, H1N1) và cúm B. Đây là những chủng cúm đã có vaccine phòng bệnh hiệu quả. Đến nay, chúng ta chưa phát hiện các chủng cúm A có độc lực cao như H5N1, H7N9, H5N6, H5N8. Tuy nhiên, số nhập viện có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Vì thế, Thứ trưởng đề nghị để phòng chống các bệnh cúm cần tăng cường giám sát, đặc biệt là giám sát trọng điểm, giám sát phát hiện các trường hợp mắc, ổ dịch cúm mùa, đẩy mạnh giám sát viêm phổi nặng do virus, các chùm ca bệnh cúm tại cộng đồng, bệnh viện để kịp thời lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện tốt công tác phân tuyến điều trị, phân luồng khám sàng lọc để tăng hiệu quả khám chữa bệnh...
         Tại Hội nghị, các đại biểu còn nghe một số Báo cáo về kết quả giám sát dịch bệnh COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng khu vực phụ trách và đề xuất giải pháp phòng, chống dịch; Tăng cường công tác điều trị sốt xuất huyết, chân tay miệng, bảo đảm an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; Tình hình tiếp nhận, cung ứng vắc xin phòng COVID-19; Tiến độ tiêm phòng COVID-19, đặc biệt tiến độ tiêm vắc xin cho trẻ em. Đảm bảo an toàn tiêm vắc xin phòng COVID-19... của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương;Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh;Viện Pasteur Nha Trang;Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
h2222
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Sở Y tế Bình Định (Ảnh Thùy Vy)
      Tại Hội nghị, ông Lê Quang Hùng - Giám đốc Sở Y tế đã báo cáo Bộ Y tế về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH) của Bình Định, thực hiện theo phương châm không có bọ gậy, lăng quăng sẽ không có SXH; bên cạnh đó là sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương; lực lượng y tế tích cực phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương, đặc biệt là sự tham gia của người dân đang thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Tính đến ngày 20/7/2022 tại Bình Định có 1.354 ca bệnh SXHD, không có trường hợp tử vong, chủ yếu là tăng vào tháng 5, 6 và đầu tháng 7 so với cùng kỳ năm 2021. Trong thời gian đến với tình hình thời tiết bất lợi số ca SXH sẽ tăng, tuýp vi rút phát hiện chủ yếu là D1 và D4, tình hình dịch SXH đang trong tầm kiểm soát. Đối với dịch COVID-19 trước nguy cơ làn sóng dịch COVID-19 mới, Bình Định đúc kết lại kinh nghiệm đã triển khai trong 2,5 năm vừa qua chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
       Trong thời gian đến, để có cách nhìn và thực hiện tốt hơn Sở Y tế Bình Định có một số ý kiến kiến nghị đến lãnh đạo Bộ Y tế: Trong văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế trong công tác phòng chống dịch nếu dịch COVID-19 quay trở lại đề nghị các văn bản nên thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo; Bộ Y tế nên có giao ban định kỳ với các tỉnh; Bộ Y tế nên rà soát lại các văn bản về chẩn đoán, điều trị, giám sát các quy định về cách ly y tế, đặc biệt là các vấn đề điều trị tại nhà, tại các ký túc xá, trường học, bệnh viện; chẩn đoán xác định, xét nghiệm tầm soát hội đồng chuyên môn cần rà soát lại; Các quy định về tiền ăn cho người bệnh như cách ly y tế, điều kiện cơ sở y tế cũng cần rà soát lại để phù hợp với quy định phòng chống bệnh truyền nhiễm nhóm A; Bộ Y tế khẩn trương rà soát các quy định về mua sắm trong phòng chống dịch, ban hành các văn bản mua sắm trong thời gian sớm nhất. Bộ Y tế khẩn trương đề nghị Chính phủ đưa các mặt hàng phục vụ công tác phòng chống dịch vào mặt hàng kiểm soát giá hoặc bình ổn giá. Bộ Y tế nên có đề xuất với Bộ Tài chính và Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia chỉ đạo các tỉnh thành lập trung tâm mua sắm phòng chống dịch tập trung của tỉnh; Quan tâm đến thuốc điều trị đặc hiệu sẽ bị khan hiếm nếu dịch bùng phát trở lại; Bộ Y tế đề xuất với Chính phủ tiếp tục hỗ trợ các cơ sở y tế công lập có thu không đủ phụ chi trong năm 2022; Quan tâm đến chế độ chính sách của nguồn nhân lực huy động trong phòng chống dịch; chế độ làm ngoài giờ phòng chống dịch, trách nhiệm chi trả; Quy định cụ thể về trực phòng chống dịch COVID-19; Đề nghị Bộ Y tế tổ chức các lớp tập huấn về điều trị các ca nặng liên quan  đến COVID-19, SXH và các Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp phòng chống dịch; Bộ Y tế phối hợp các bộ, ngành liên quan sớm trình Chính phủ về các vấn đề lớn liên quan đến ngành về giá dịch vụ y tế, luật khám bệnh, chữa bệnh, tiền lương và phụ cấp của nhân viên y tế.../.  

 

Tác giả bài viết: Thùy Vy - Trung tâm kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Trang thông tin điện tử Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập67
  • Hôm nay2,000
  • Tháng hiện tại36,235
  • Tổng lượt truy cập25,110,827
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây