Phòng bệnh viêm khớp dạng thấp và những điều cần biết

Thứ hai - 02/12/2019 21:22
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh do thoái hóa cơ xương khớp, trong quá trình của đời sống con người, do tuổi đời, do chấn thương, do lao động nặng nhọc, do tích lũy những chất độc hại…các khớp có thể bị thoái hóa, các tổ chức ở khớp bị khô nước, hóa vôi, xơ hóa hoặc biến dạng. Những sự thay đổi này làm mất đi tính đàn hồi và sự linh hoạt cần thiết nên gây đau nhức và khó khăn khi chuyển động.
Cán bộ y tế châm cứu điều trị cho người bệnh để phòng viêm khớp dạng thấp
Cán bộ y tế châm cứu điều trị cho người bệnh để phòng viêm khớp dạng thấp
       Bệnh này gặp ở tất cả các nước trên thế giới chiếm 0,5 - 3% dân số. Ở Việt Nam, thì tỷ lệ chung là 0,5%, chiếm 20% tổng số bệnh nhân mắc các bệnh khớp nhập viện. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ chiếm 70 - 80% đa số ở phụ nữ trung niên độ tuổi từ 30 - 60 tuổi, có trường hợp mang tính chất gia đình như trẻ em cũng bị, nhưng ít hơn. Tại BVĐK tỉnh Bình Định, theo thống kê thì khoảng 20 - 30% bệnh nhân bị VKDT nhập viện trong tất cả các loại bệnh khớp.
     Bệnh này có nhiều tên gọi khác nhau nhưng ngày nay trên thế giới và ở Việt Nam thống nhất tên gọi chung là VKDT. VKDT là một bệnh tự miễn dịch, tổn thương chủ yếu là những khớp ngoại vi, bệnh nó tiến triển từ từ thường dẫn đến teo cơ, biến dạng, cứng khớp.
    BsCKII.Trần Văn Trung - Trưởng khoa Nội trung cao BVĐK tỉnh cho biết:” Cho đến nay thì chưa rõ do nguyên nhân, nhưng theo tài liệu y văn thì đó là một bệnh tự miễn. Bệnh thường khởi phát sau yếu tố thuận lợi như nhiễm khuẩn cấp, chấn thương ban đầu viêm một khớp như khớp bàn ngón, khớp đốt gần. Bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹ, chán ăn, các khớp sưng tấy đỏ đau, buổi sáng khớp bị cứng, thời gian đau khớp kéo dài vài tháng. Các khớp diễn tiến nặng hơn thường gặp ở cổ tay, khớp gối, khớp khuỷu, khớp vai nhưng khớp háng và cột sống thì ít gặp. Bệnh nhân thường hạn chế các động tác như: tay không nắm được, tay không giữ được, các cơ liên đốt bị teo, dần dần bị dính và biến dạng thành ngón tay hình con thoi, khớp gối thì đôi khi có tràn dịch khớp gối nó gây teo cơ biến dạng khớp làm cho tư thế bệnh nhân khác nhau: khớp gối gây tư thế duỗi co, khớp cổ chân gây tư thế duỗi giống như bàn chân ngược”.
Hinh bai viet Phong benh viem khop dang thap 2
Người bệnh mắc các bệnh lý về cơ xương khớp đang tập vật lý trị liệu tại Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng Bình Định.
      Bệnh này rất ít khi chữa trị khỏi mà tiến triển từ từ kéo dài, có những biến chứng như: teo cơ, cứng khớp, biến dạng khớp và để lại bệnh tật suốt đời, mất khả năng lao động. Đây là bệnh kéo dài mãn tính khó điều trị và có thể tàn phế ảnh hưởng đến cuộc sống, lao động của mọi người.
       “Để điều trị có kết quả bệnh VKDT, lúc đầu bệnh nhân nên nghỉ ngơi, tập vật lý trị liệu nhẹ, ăn uống bồi dưỡng nhiều Vitamin. Khi đau dùng các thuốc Non steroid thuốc ức chế cấp II, trong giai đoạn sưng cấp đau nhiều thì dùng corticoid uống hoặc tiêm. Ngày nay, các thuốc giảm đau miễn dịch có tác dụng rất tốt nhưng khi sử dụng phải có kinh nghiệm và phải có sự chỉ định của các thầy thuốc chuyên khoa. Đặc biệt đối với các thuốc hiệu Nsaid (thuốc chống viêm không steroid) đã có hiệu quả 20 năm cho kết quả tốt và ngày nay có một số thuốc mới đang tìm để điều trị rất tốt nhưng phải có sự chuyên khoa trong việc điều trị.
       Kiểm soát tốt bệnh này là yếu tố chủ yếu để hạn chế tổn thương, bác sĩ chuyên khoa khuyên nên sử dụng thuốc ức chế miễn dịch sớm để góp phần hạn chế biến chứng xương, ngoài ra chúng ta phải kết hợp với vật lý trị liệu, chế độ tập hợp lý sẽ góp phần giảm biến chứng bệnh gây ra…” Bác sĩ Trung lưu ý./.
vvvv

Tác giả bài viết: Thùy Vy (Khoa TT-GDSK) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Trang thông tin điện tử Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay1,108
  • Tháng hiện tại40,156
  • Tổng lượt truy cập25,114,748
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây