SUY TIM – NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ

Thứ tư - 11/12/2019 03:17
Suy tim là một hội chứng lâm sàng xảy ra khi tim không đáp ứng đủ lượng máu cho nhu cầu của cơ thể. Suy tim là hậu quả sau cùng của các bệnh tim mạch, có xu hướng ngày càng tăng do tuổi thọ tăng, các bệnh lý nền như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch …đang gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Bệnh đang đe dọa lên sức khỏe cộng đồng không chỉ vì gia tăng tần suất bệnh mà còn do ảnh hưởng nặng nề của suy tim lên chất lượng cuộc sống người bệnh và chi phí xã hội dành cho nó. Ước tính tỷ lệ suy tim trong cộng đồng là 0,4-2% dân số, như vậy Việt Nam chúng ta 90 triệu dân sẽ có khoảng 360.000 đến 1,8 triệu người suy tim.
: Khám bệnh định kỳ để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời
: Khám bệnh định kỳ để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời
         BS. Bành Quang Khải – Phó Giám đốc Trung tâm Y tế TP. Quy Nhơn cho biết: “ Nguyên nhân suy tim tại Việt Nam có sự thay đổi theo lứa tuổi. Ở trẻ em hay gặp là các bệnh tim bẩm sinh như thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch, tứ chứng Fallot…Ở lứa tuổi thiếu niên hay gặp là do bệnh van tim hậu thấp, bệnh cơ  tim, bệnh tim bẩm sinh. Khi vào  lứa tuổi trung niên  và người cao tuổi hay gặp là do tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tâm phế mạn, cường giáp, bệnh thận mạn...”.
        Các triệu chứng gợi ý suy tim như: mệt, khó thở khi gắng  sức, cơn khó thở kịch phát về đêm, khó thở nhiều khi nằm đầu thấp và giảm  khi đứng hoặc ngồi, phù chân… Các triệu  chứng thực thể  của suy tim như tĩnh mạch cổ nổi, gan to, diện tim đập rộng, nhịp  tim nhanh, loạn nhịp, tiếng thổi tại tim, ran ở phổi. Tùy vào mức độ khó thở người ta chia suy tim thành 4 độ từ độ I đến độ IV trong đó suy tim  độ IV khi bệnh nhân vào giai đoạn cuối, khó thỏ liên tục cả khi nghỉ ngơi.
          Về điều  trị suy tim hiện nay đã có nhiều tiến bộ  rất lớn. Tùy theo nguyên nhân và mức độ suy tim  mà chúng ta có chiến lược điều  trị khác nhau.  Tóm lại  điều trị suy  tim bao  gồm  3 vấn đề: Ngăn ngừa  hoặc điều trị các yếu tố làm nặng suy tim như ăn mặn, dùng  các thuốc ức chế co bóp tim (thuốc kháng viêm, chẹn beta giao  cảm…), nghiện rượu, thuốc lá, stress, gắng sức không phù hợp, béo phì, nhiễm trùng… Điều trị tình trạng suy tim: bằng  các thuốc trợ  tim, lợi tiểu, dãn mạch, thuốc tăng co bóp  cơ tim.  Ở  giai đoạn cuối có thể chỉ đinh các dụng cụ hỗ trợ như  dụng cụ trợ thất, tái đồng bộ tim. Điều trị nguyên nhân suy tim: tùy vào nguyên nhân mà có hướng  điều trị như tim bẩm  sinh,  bệnh van tim →phẫu thuật hoặc thủ thuật, tăng huyết áp →kiểm soát huyết áp,  hẹp  mạch vành, nhồi máu cơ tim →nong vành, đặt stent, mổ bắc cầu nối,  cường giáp→dùng  thuốc hoặc phẫu thuật cắt giảm tuyến giáp  ...
      Đối với  suy tim giai  đoạn cuối ghép  tim là một biện pháp điều trị triệt để mà nhiều trung tâm  y tế lớn ở Việt Nam đã thực hiện thành công tuy nhiên nguồn cho tim vẫn là  một trở ngại lớn.

Tác giả bài viết: Tuyết Nga- Khoa TT-GDSk- Trung tâm kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Trang thông tin điện tử Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập49
  • Hôm nay2,463
  • Tháng hiện tại37,135
  • Tổng lượt truy cập25,111,727
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây