Bình Định đẩy mạnh các hoạt động phòng chống HIV/AIDS

Thứ ba - 22/10/2024 05:13
Trong những năm qua, tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều hoạt động phòng chống HIV/AIDS với mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Thực hiện công tác giám sát, xét nghiệm để đạt các mục tiêu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS
Thực hiện công tác giám sát, xét nghiệm để đạt các mục tiêu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS
           Từ đầu năm 2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tăng cường chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị địa phương đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn.Tính đến ngày 14/9/2024, lũy tích người nhiễm HIV toàn tỉnh Bình Định đã phát hiện 1.447 trường hợp; số bệnh nhân HIV/AIDS đã tử vong là 584 người; số người nhiễm HIV/AIDS còn sống là 863 người, trong đó nam cao hơn nữ chiếm tỷ lệ 75,20%. Dịch HIV/AIDS vẫn còn xu hướng lây lan trong cộng đồng, chủ yếu ở độ tuổi 25 - 49 tuổi chiếm 70,45%, nhóm tuổi 15-24 chiếm tỷ lệ 21,66%; phân bố theo giới nữ chiếm 24,80%, nam chiếm 75,20%.
       Đáng chú ý, đường lây truyền chính là lây qua đường tình dục chiếm 90,16%. Số người nhiễm HIV còn sống theo nhóm đối tượng khác chiếm tỷ lệ 84,91%, đối tượng khác bao gồm: Người có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ mắc HIV/AIDS, phụ nữ mang thai, bệnh nhân lao, bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình , phạm nhân, lây truyền mẹ con, thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự…, trong đó nam quan hệ tình dục với nam chiếm tỷ lệ 10,90%.
       Để hướng tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã triển khai các hoạt động can thiệp dự phòng, chăm sóc, điều trị bệnh nhân HIV/AIDS được duy trì triển khai với đa dạng dịch vụ như: Can thiệp giảm tác hại, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; tư vấn xét nghiệm tự nguyện; chăm sóc, điều trị nhiễm trùng cơ hội; khám, điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng vi rút (ARV). Triển khai điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; điều trị dự phòng Lao/HIV, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP), điều trị sau phơi nhiễm HIV (PEP), điều trị viêm gan C cho bệnh nhận HIV/AIDS và bệnh nhân Methadone…Hiện nay, toàn tỉnh hiện có 549 bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định và Trung tâm Y tế thị xã Hoài Nhơn.

            Trong công tác phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh, Dự án hỗ trợ kỹ thuật Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2024-2026 đã phối hợp triển khai hoạt động can thiệp giảm tác hại trong nhóm đối tượng nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Đồng thời, từ tháng 8 năm 2024 đã thành lập nhóm nhân viên tiếp cận cộng đồng, đến nay tuyển được 10 thành viên tiếp cận cộng đồng đã được tập huấn các kỹ năng và các phương pháp tiếp cận đối tượng đích. Nhóm đã tiếp cận 136 khách hàng hướng dẫn và hỗ trợ vật dụng can thiệp (Bao cao su và chất bôi trơn, có 12 khách hàng đồng ý làm xét nghiệm HIV, có 06 khách hàng tham gia điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) và đã có 10 khách hàng đăng ký nhận test tự xét nghiệm online. Triển khai 02 cơ sở điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) tại Phòng khám đa khoa – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Phòng khám, điều trị HIV – Trung tâm Y tế thị xã Hoài Nhơn. Triển khai xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai ở 22 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định 861/2021/QĐ-TTg. Triển khai dịch vụ xét nghiệm lưu động cho đối tượng MSM và cấp test tự xét nghiệm HIV online trên trang Web: https://tuxetnghiem.vn. Tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch hoạt động Dự án Hỗ trợ kỹ thuật Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS và lớp tập huấn xây dựng mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng năm 2024.
Trong công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, tiếp tục được duy trì, tổng số người đang được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đạt 86,7%. 100% các trường hợp tai nạn rủi ro nghề nghiệp được tư vấn và điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV. Các trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV đều được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; 04 trẻ  sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được làm xét nghiệm chẩn đoán sớm PCR (DBS)…Ngoài ra, để nâng cao năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm đã tổ chức các đợt giám sát, hỗ trợ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác phòng chống HIV tại tuyến cơ sở trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, không ngừng nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin, duy trì việc thực hiện chế độ theo quy định.
BSCKII. Nguyễn Thanh Truyền-Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: “Trước tình hình hình dịch có xu hướng tăng và hình thái dịch thay đổi, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới ngày càng tăng nên việc triển khai các can thiệp phòng lây nhiễm HIV phải đổi mới, phù hợp. Ngoài ra để hướng tới đạt mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, cùng với cả nước thì tỉnh Bình Định sẽ  tăng cường công tác giám sát, xét nghiệm phát hiện HIV nhất là các nhóm có nguy cơ cao, nhất là nhóm MSM, mở rộng xét nghiệm HIV tuyến cơ sở: Triển khai thường xuyên các hoạt động giám sát xét nghiệm HIV trong các đối tượng trẻ học sinh, sinh viên; xây dựng các nhóm đồng đẳng viên trong nhóm MSM để vận động nhiều đối tượng tư vấn, dự phòng và xét nghiệm HIV;Tăng cường hoạt động quản lý và điều trị người nhiễm HIV đạt tỷ lệ điều trị ARV cao, điều trị sớm và chất lượng: Bệnh nhân phát hiện khẳng định nhiễm HIV được điều trị ngay trong ngày, được làm xét nghiệm đếm tế bào CD4 và tải lượng vi rút HIV theo quy định, đảm bảo tải lượng vi rút thấp không thể lây nhiễm HIV cho người khác;Can thiệp dự phòng cho các nhóm đối tượng nguy cơ, trong đó có nhóm MSM, triển khai hiệu quả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP): Các đối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV như ma tuý, mại dâm, bạn tình, vợ, chồng người nhiễm HIV, người có nhiều bạn tình, nhất là nhóm MSM được vận động xét nghiệm HIV nếu có kết quả HIV(-) được tư vấn uống thuốc ARV để dự phòng trước phơi nhiễm; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS thường xuyên tại cơ sở, Đoàn thanh niên các cấp, các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông thường xuyên tuyên truyền, giáo  dục cho lực lượng thanh thiếu niên, học sinh về nguy cơ lây nhiễm HIV hiện nay trong đối tượng trẻ để biết phòng tránh và dự phòng”./.
  

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Trang thông tin điện tử Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay654
  • Tháng hiện tại34,704
  • Tổng lượt truy cập25,109,296
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây