Tác hại của rượu bia đến sức khỏe và tai nạn giao thông
Thứ sáu - 17/01/2020 03:03
Theo thống kê của Khoa Ngoại chấn thương – Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trong năm 2019 đã có 800 cas nhập viện bị tai nạn giao thông do rượu bia gây ra, chiếm tỉ lệ 65% trên tổng số cas bệnh điều trị tại khoa. Ngay trong tuần đầu tháng 01/2020, mỗi ngày có từ 2 đến 3 cas nhập viện bị tại nạn giai thông do rượu bia.
Lạm dụng rượu, bia không chỉ gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe mà còn để lại nhiều hệ lụy về kinh tế xã hội. Trường hợp của anh Lê Văn Công, 30 tuổi ở thị xã An Nhơn vào Khoa Ngoại chấn thương – Bỏng lúc 22 giờ 33 phút ngày 01/01/2020 bị tai nạn giao thông do đi xe máy ngã. Sau ngã không đi lại được và đã được người dân đưa vào bệnh viện. Theo Bác sĩ Trương Kim Hùng, Phó khoa Ngoại chấn thương – Bỏng BVĐK tỉnh, bệnh nhân Công vào viện trong tình trạng lơ mơ, hỏi trả lời chậm, hơi thở có nồng độ cồn, khám lâm sàng vùng gối phải sưng nề bầm tím, hạn chế vận động, mất cơ năng hoàn toàn, vết thương dập nát, róc da toàn bộ bàn chân, lộ toàn bộ gân cơ nhiều dị vật cát, đất. Khi đó, bệnh nhân được tiến hành mổ ngay, xử lý vết thương ở bàn chân, vùng gối. Sau 1 tuần điều trị tại khoa, hiện tại bệnh nhân tỉnh, gọi hỏi và trả lời bình thường, viết thương ở vùng gối còn sưng nề, vết thương bàn chân tiếp tục theo dõi. Không chỉ riêng anh Công mà nhiều bệnh nhân bị tai nạn do rượu bia gây ra đã để lại cho gia đình nhiều nỗi khổ.
Trường hợp của bệnh nhân Võ Văn Vũ, 45 tuổi tai nạn bị liệt tứ chi đã điều trị tại Khoa Ngoại Thần kinh – cột sống 4 tháng và mới chuyển sang Khoa Ngoại chấn thương – Bỏng được 1 tuần. Hiện tại khoa đã điều trị loét do nằm lâu cho bệnh nhân và tập vận động tứ chi. Hoàn cảnh của gia đình anh Vũ thật khó khăn.Chị Võ Thị Anh, vợ của anh Võ Văn Vũ, không cầm được nước mắt, chị tâm sự:Từ khi anh bị đến nay, gia đình rất khó khăn,vừa phải lo cho anh, vừa lo cho con ở nhà. Chị phải chật vật, phần nhà không có điều kiện.
Trước thực trạng này, Luật Phòng chống tác hại rượu, bia năm 2019 đã được Quốc hội thông qua, với những quy định siết chặt hơn về quản lý, mua bán và sử dụng rượu, bia.Kể từ ngày 01/01/2020Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực. Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có tổng cộng 7 chương 36 điều quy định biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.Đáng chú, trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có 6 điểm mới có tác động trực tiếp đến đại bộ phận người dân, cụ thể:Chỉ người đi bộ mới được uống rượu, bia; Cấm quảng cáo rượu, bia dưới 5,5 độ trong khung giờ vàng; Cơ sở kinh doanh phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi; các hàng quán hỗ trợ gọi taxi cho khách sau khi uống rượu, bia; Không được mở mới các điểm bán rượu, bia gần bệnh viện, trường học; Gia đình có trách nhiệm giám sát, nhắc nhở hành vi uống rượu, bia của các thành viên.
Tác hại của rượu, bia không những ảnh hưởng đến sức khỏe, ngoài những tác hại dễ nhận thấy sau khi uống như: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, chất cồn trong rượu bia còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, gây ra nhiều tác hại cho cơ thể, gây ra tại nạn giao thông khôn lường.Bác Đinh Văn Tỷ 80 tuổi, ở phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn lo sợ về tình hình tai nạn giao thông do rượu bia gây ra. Bác lắc đầu và nói: Mình đi chậm, cẩn thận đi vào sát lề đường nhưng vẫn bị tai nạn. Bữa nay, đi đường ngán quá, sợ nhất là say xỉn va phải mình.
Khi đã sử dụng rượu bia không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn để lại nhiều hậu quả nặng nề khi tham gia giao thông; dễ bị tai nạn giao thông và gây tai nạn cho người khác. Rượu bia thật sự nguy cơ gây ra mối nguy hiểm đối với bản thân người sử dụng và cho cộng đồng, đề lại nhiều hậu quả cho gia đình và gánh nặng cho xã hội. Vì vậy, vì sức khỏe và an toàn bản thân, gia đình và cộng đồng, mỗi người dân hãy nghiêm túc chấp hành Luật phòng chống tác hại của rượu, bia. Bác sĩ Trần ThượngDũng, Trưởng Khoa Khám Bệnh viện Đa khoa tỉnh, khuyến cáo:Bia rượu có rất nhiều tác dụng phụ đối với cơ thể chúng ta. Tất nhiên, còn tùy thuộc vào nồng độ bia rượu mà chúng ta uống vào. Chẳng hạn, khi chúng ta uống ít, thỉnh thoảng mới uống, uống trong giới hạn y khoa cho phép thì có thể sẽ ít ảnh hưởng hơn. Còn nếu chúng ta uống quá nhiều và uống quá thường xuyên thì chắc chắn chúng ta sẽ bị rất nhiều căn bệnh mà những tác dụng phụ do bia rượu mang lại. Từ khi Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia ra đời, thìngay từ những ngày đầu năm 2020, số lượng bệnh nhân bị tai nạn giao thông có liên quan đến rượu bia vào viện giảm hẳn. Thực tế số người uống rượu bia vào quán cũng giảm. Đây thực sự là tín hiệu tốt cho tất cả chúng ta. Nhưng người vào viện vì tai nạn giao thông đa số đều uống rượu, còn những người vào viện không uống rượu bia thường do những người uống rượu bia gây ra. Việc Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia ra đời, bước đầu đã có chuyển biến tốt trong phạm vi toàn xã hội. Vì vậy, mọi ngời cần hiểu biết về tác dụng của rượu bia đến sức khỏe và cần phải chấp hành luật nghiêm túc. Sắp đến Tếtcổ truyền của dân tộc, thói quen đến nhà thăm xuân, chúng ta hay mời nhau bia, rượu. Đây chưa hẳn là thói quen tốt. Nếu chúng ta xác định sẽ uống rượu, biathì nên ở nhà. Còn nếu chúng ta đã lái xe thì phải xác định rằng là không được dùng rượu,bia. Một phần giữ gìn sức khỏe trong những ngày Tết, một phẩn chúng ta đảm bảo thực hiện tốt Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia để không vi phạm luật./.
Tác giả bài viết: Thu Hiền - Khoa TT-GDSK- Trung tâm kiểm soát bệnh tật