UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM MAX-PREP PAP

Thứ hai - 17/02/2020 03:35
Ung thư cổ tử cung (CTC) là một trong những bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Đây cũng là căn bệnh gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư ở phụ nữ hiện nay. Căn bệnh này nguy hiểm ở chỗ diễn tiến của bệnh diễn ra một cách âm thầm chứ không có dấu hiệu cụ thể nào giúp nhận biết, chỉ đến khi có những triệu chứng trên lâm sàng như ra máu bất thường không liên quan đến kỳ kinh hay sau khi giao hợp, ra khí hư, hôi, đau bụng vùng chậu, tiểu buốt... xuất hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Nhân viên y tế Trung tâm Y tế thành phố Quy Nhơn sử dụng hệ thống máy Max-prep thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung (Kim Phượng)
Nhân viên y tế Trung tâm Y tế thành phố Quy Nhơn sử dụng hệ thống máy Max-prep thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung (Kim Phượng)
Tại Việt Nam mỗi năm có trên 5000 ca ung thư CTC mới mắc, tuy nhiên không phải chị em nào cũng biết rằng ung thư CTC có thể phòng ngừa bằng những biện pháp không hề phức tạp như tiêm ngừa và có thể phát hiện sớm bằng cách khám phụ khoa và làm xét nghiệm tầm soát  định kỳ hàng năm.
Tất cả mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư CTC nếu như đã có quan hệ tình dục, có nhiều bạn tình, nhiễm trùng hay tiền sử có mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Xét nghiệm Pap smear là xét nghiệm các tế bào bong ra từ cổ tử cung để nhằm phát hiện sớm các bất thường của CTC, từ đó các bác sĩ sẽ có liệu pháp điều trị thích hợp.
Tuy nhiên, hàng loạt các nghiên cứu sau đó cho thấy đối với phương pháp PAP truyền thống, hơn 80% các tế bào bị loại bỏ sau khi phết lên slide, chính vì vậy sẽ tăng tỉ lệ bỏ sót các tế bào bất thường.
Ngoài ra, đối với phương pháp PAP truyền thống, tế bào không được bảo tồn tốt và mẫu quan sát có nhiều chất nhầy. Để khắc phục mặt hạn chế này, phương pháp Liquid-based cytology (LBC) trong việc lấy mẫu và định vị tế bào ra đời. Nguyên lý hoạt động của LBC lọc rửa tế bào cổ tử cung khỏi tế bào bạch cầu, hồng cầu, dịch nhầy trong mẫu bệnh phẩm và dàn tế bào phân bố đồng đều chỉ trên một lớp nên việc đọc tế bào sẽ chuẩn xác hơn đáng kể.
Có nhiều cách thức thực hiện phương pháp LBC, trong đó ThinPrep và Max-prep thể hiện tính ưu việt vượt trội. ThinPrep đã được Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt cho sử dụng trên lâm sàng kể từ tháng 5/1996 về tính hiệu quả cao đáng kể. ThinPrep và Max-prep có nhiều ưu điểm vượt trội như làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu trong việc phát hiện các tế bào tiền ung thư, đặc biệt là ung thư tế bào biểu mô tuyến CTC, một loại ung thư CTC rất khó phát hiện và có tỷ lệ tử vong cao.
ThinPrep Pap Test và Max-prep Pap Testcũng sẽ giúp giảm đáng kể tỷ lệ âm tính giả, giúp chẩn đoán chính xác ung thư CTC giai đoạn sớm, mang lại hiệu quả điều trị cao, giảm chi phí điều trị ung thư CTC, giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao hiệu quả xã hội.
Máy Max-prep do công ty Corebiotech Co.,Ltd Korea sản xuất là một dòng máy có nguyên lý Liquid based cytology test kits, giống như dòng máy Thinprep do USA sản xuất. Tuy nhiên máy Max-prep có tốc độ xử lý nhanh hơn ba lần (1 phút/1tiêu bản) Thinprep (3 phút/1 tiêu bản) và có thiết kế bộ lọc kép 2 lớp thay vì bộ lọc đơn 1 lớp như của máy Thinprep.
Để góp phần giảm tỷ lệ ung thư cổ tử cung công ty TNHH Anapath đã hỗ trợ cho Trung tâm y tế thành phố Quy Nhơn 1 máy  phát hiện  tầm soát ung thư cổ tử cung của phụ nữ thành phố Quy Nhơn và phụ nữ tỉnh Bình Định. Năm 2019 công ty TNHH phát triển công nghệ Anapath (Anapath Center) thông qua đầu mối là UBMTTQ thành phố Quy Nhơn, đã tài trợ một hệ thống máy Max-prep cùng 300 bộ kits Max-prep/năm để xét nghiệm tầm soát ung thư CTC miễn phí cho phụ nữ thành phố Quy Nhơn, trong vòng 5 năm. Ngoài ra có thể sử dụng hệ thống máy Max-prep này để thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư CTC cho tất cả phụ nữ có nhu cầu.
Từ 2-5/12/2019 khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản đã khám phụ khoa miễn phí và đã lấy 150 mẫu xét nghiệm ung thư cổ tử cung.cho 3 phường Trần Quang  diệu ,Nhơn Phú,Nhơn Bình.
Kết quả xét nghiệm :Khoa xét nghiệm đọc bằng máy Max-prep :tất cả 150 mẫu đều âm tính.
Trong năm 2020, khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản phối hợp với khoa Xét nghiệm sẽ tiếp tục triển khai tầm soát cho những BN nguy cơ cao trong và ngoài bệnh viện nhằm phát hiện sớm ung thư CTC, góp phần vào thành công chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản của ngành Y tế  đã đề  ra.

Tác giả bài viết: CN Hồ Thị Kim Phượng Phó khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản, TTYT TP Quy Nhơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Trang thông tin điện tử Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập40
  • Hôm nay2,350
  • Tháng hiện tại39,317
  • Tổng lượt truy cập25,113,909
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây