Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt: đem lại nhiều lợi ích

Thứ năm - 26/09/2019 22:39
Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt là hướng phát triển để khắc phục nhiều hạn chế trong thời gian qua, tạo thuận tiện cho cả bệnh viện lẫn gia đình bệnh nhân.
Thanh toán không dùng tiền mặt thuận tiện cho cả Bệnh viện và người dân
Thanh toán không dùng tiền mặt thuận tiện cho cả Bệnh viện và người dân
Theo thông tin từ Bộ Y tế, hàng năm toàn Ngành lượng tiền mặt chi trả các dịch vụ y tế, phí bảo hiểm y tế là rất lớn khoảng 100.000 tỷ gây khó  khăn về kiểm đếm, chuyên chở, bảo quản tiền và nhất là cần nhân lực lớn cho công tác tài chính ở mỗi cơ sở y tế. Thực hiện Đề án số 241/QĐ-TTg, ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính  phủ “Đẩy mạnh thanh toán  qua Ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội” và Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 01/01/2019 của Chính phủ về “Tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019” ngành Y tế cả nước nói chung và  Bình Định nói riêng đã quán triệt trong toàn Ngành về ý nghĩa và lợi ích của phương thức thanh toán điện tử không dùng tiền mặt và đang quyết tâm tổ chức thực hiện.
Tại khu vực khám bệnh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định rất đông người bệnh, gia đình bệnh nhân. Các hàng ghế được bố trí ngăn nắp người dân khi vào khám bệnh ở Bệnh viện, phải xếp hàng, nhận số thứ tự khám bệnh rồi đến quầy thu, xếp hàng chờ nộp lệ phí. Sau khi khám bệnh, người dân lại phải xếp hàng chờ nộp tiền. Sau khám bệnh, khi đi thực hiện xét nghiệm, siêu âm phải quay lại quầy thu tiền xếp hàng chờ nộp tiền. Trong trường hợp nhập viện, người dân lại phải xếp hàng, chờ nộp tiền tạm ứng viện phí. Khi ra viện, người dân cũng phải xếp hàng, chờ đến lượt thực hiện các thủ tục thanh toán viện phí mất nhiều thời gian của người dân.
Đối với Bệnh viện, ở nhiều thời điểm, do lượng người thanh toán viện phí quá đông đã gây quá tải, áp lực cho cán bộ thu viện phí. Chính vì vậy, từ ngày 01/3/2019 Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt giúp người dân tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi phải thực hiện thủ tục khám, chữa bệnh. Triển khai thanh toán không dùng tiền mặt giúp Bệnh viện và người dân giảm thiểu rủi ro khi phải thanh toán bằng tiền mặt. Bệnh viện đã phối hợp với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Phú Tài (Địa chỉ: 340 Lạc Long Quân, phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn) thực hiện mở tài khoản chuyên thu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài và ủy nhiệm cho Ngân hàng thu hộ đối với một số khoản thu bằng tiền mặt từ hoạt động dịch vụ của Bệnh viện bằng cách đặt 05 máy POS tại điểm thu viện phí 1, viện phí 2, Khoa Khám bệnh… để thanh toán qua thẻ tín dụng ATM.
Ths. Hoàng Thị Phương, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Thanh toán không dùng tiền mặt mang nhiều lợi ích cho Bệnh viện như được cung cấp miễn phí máy POS, miễn phí hỗ trợ và bảo trì máy; giảm thời gian, chi phí quản lý và kiểm đếm tiền mặt, giảm thiểu rủi ro về tiền giả. Đồng thời, tạo dựng nên hình ảnh chuyên nghiệp, hiện đại phù hợp với sự phát triển không ngừng về công nghệ thông tin hiện nay. Đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân không mất phí khi sử dụng dịch vụ thanh toán tiền viện phí qua máy POS; giúp cho chủ thẻ thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và chính xác; giảm thiểu việc mang theo tiền mặt, tránh trường hợp đánh rơi hoặc bị trộm cắp... Chính vì vậy, từ khi bắt đầu triển khai đến nay Bệnh viện đã tiến hành thu 92 lượt, với số tiền trên 800 triệu đồng góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh toán không chỉ cho Bệnh viện mà còn đem lại thuận lợi cho người dân”.
Tuy nhiên, việc thanh toán không dùng tiền mặt trong khám, chữa bệnh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập như người dân đến khám, chữa bệnh vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt, chưa quen sử dụng thẻ để thanh toán. Trước tình hình đó, Bệnh viện đẩy mạnh công tác truyền thông về thanh toán viện phí không dùng tiền mặt tới bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trên các phương tiện truyền thông tại Bệnh viện như: xây dựng các tài liệu hướng dẫn thanh toán viện phí tại Bệnh viện, quy trình thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, lồng ghép việc tuyên truyền về thanh toán không dùng tiền mặt trong các buổi họp hội đồng người bệnh. Ngoài ra, Bệnh viện cũng đã bố trí, sắp xếp bộ phận tiếp đón hướng dẫn và hỗ trợ người dân thực hiện các bước thanh toán viện phí không dùng tiền mặt một cách thuận tiện, dễ dàng góp phần thuyết phục người dân bỏ thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán viện phí.
Tại Hội nghị trực tuyến “Đẩy mạnh triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trong ngành Y tế” do Bộ Y tế tổ chức vừa qua, Bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, ngành Y tế đang tập trung nguồn lực để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian đến. Theo đó, từ Trung ương đến địa phương, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, vai trò của người đứng đầu, chỉ đạo mạnh mẽ triển khai thanh toán không dùng tiền mặt.
“...Từ nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của thanh toán không dùng tiền mặt, các cơ quan, đơn vị trong toàn Ngành, các địa phương phải có kế hoạch hành động, bố trí nguồn lực và các điều kiện để triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp với điều kiện thực tiễn...”, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện, cơ sở y tế phải chủ động triển khai nhiều hình thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt như thanh toán bằng chuyển khoản qua dịch vụ của ngân hàng, qua máy đọc chấp nhận thẻ POS, qua mã phản hồi nhanh QR Code, qua mã hóa đơn thanh toán, thẻ thanh toán nội bộ của bệnh viện, thẻ tín dụng, qua thiết bị di động thông minh, ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, tiền di động mobile money... Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn ngànhY tế cần quán triệt sâu sắc về ý nghĩa và lợi ích của phương thức thanh toán điện tử không dùng tiền mặt. Từ đó, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đơn vị và vai trò của người đứng đầu đơn vị trong chỉ đạo quyết liệt triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt. Xây dựng kế hoạch hành động, bố trí nguồn lực và các điều kiện để triển khai các giải pháp thanh toán điện tử không dùng tiền mặt phù hợp với điều kiện của đơn vị. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân về ý nghĩa và tiện ích quan trọng của thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần thuyết phục người dân bỏ thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán viện phí, học phí. Các bệnh viện, cơ sở đào tạo y, dược phải chủ động triển khai nhiều hình thức thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trong thanh toán viện phí, học phí như: thanh toán qua thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, qua thiết bị di động thông minh, ví điện tử, cổng thanh toán điện tử…
Đối với người dân không có thẻ, không có tài khoản ngân hàng, các cơ sở y tế phải phối hợp với ngân hàng triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt thuận tiện, dễ dàng và phù hợp với điều kiện, đời sống của người dân.
bbbbb

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Trang thông tin điện tử Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập49
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm46
  • Hôm nay1,266
  • Tháng hiện tại35,501
  • Tổng lượt truy cập25,110,093
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây