Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động phòng chống dịch COVID-19

Thứ năm - 03/06/2021 22:37
Đầu năm 2021, nhận định tình hình diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh COVID -19, để chủ động công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, Sở Công Thương đã triển khai thực hiện các chỉ đạo, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Công Thương và UBND tỉnh về việc tiếp tục tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp thực hiện việc quét sử dụng mã QR-Code trong khai báo y tế (Ảnh: Thu Phương)
Các doanh nghiệp thực hiện việc quét sử dụng mã QR-Code trong khai báo y tế (Ảnh: Thu Phương)
        Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện phòng, chống dịch COVID -19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, Sở Công Thương đã phối hợp với Sở Y tế thành lập Đoàn công tác làm việc với các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh về công tác phòng chống COVID-19.
       Đoàn công tác đã làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động trong các lĩnh vực may mặc, giày da, sản xuất, chế biến, chế tạo, CNHT… và các trung tâm thương mại, siêu thị với loại hình kinh doanh đặc thù mật độ khách hàng đông. Qua làm việc, rà soát, nhìn chung các doanh nghiệp đều đã nhận định được tình hình ngày càng phức tạp của dịch bệnh, đã có nhận thức và chủ động thực hiện triển khai thực hiện các quy định về phòng, chống dịch như tại các doanh nghiệp sản xuất, qua kiểm tra việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch của doanh nghiệp sản xuất tại các nơi tập trung đông người như dây chuyền, phân xưởng sản xuất, nhà ăn/ bếp ăn tập thể, phòng nghỉ trưa, phòng y tế/ phòng cách ly y tế khi có trường hợp cần thiết; kiểm tra việc phân luồng di chuyển đối với công nhân, người lao động, phương án phòng chống dịch của doanh nghiệp… Các doanh nghiệp sản xuất cơ bản đã triển khai đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định như thực hiện nghiêm túc các quy định về 5K; tuyên truyền băng rôn, khẩu hiệu tại nơi ra vào làm việc; yêu cầu 100% công nhân, người lao động đeo khẩu trang toàn thời gian làm việc, đo thân nhiệt 100% công nhân, người lao động, khách hàng khi đến liên hệ…  Bố trí phân xưởng làm việc thông thoáng khí, hạn chế máy lạnh, điều hòa khi làm việc trong không gian kín… Bố trí khoảng cách làm việc giãn cách giữa công nhân, người lao động; giãn cách bàn ăn, giảm số lượng người ngồi tại các bàn ăn trong nhà ăn tập thể; bố trí thời gian nghỉ ca ăn trưa luân phiên, tránh tụ tập đông người; bố trí nước sát khuẩn, dung dịch rửa tay tại các vị trí trước khi làm việc/ăn uống… Thành lập Ban Chỉ đạo/Tổ chống dịch Covid-19 tại đơn vị với thành viên bao gồm chủ doanh nghiệp, trưởng/phó các phòng chuyên môn, nhân viên y tế, trưởng các chuyền… của doanh nghiệp. Thực hiện các quy trình khai báo y tế, quy định giãn cách với các nhân viên, lái xe liên tỉnh đi từ vùng có dịch, địa phương khác đến; tăng cường việc trao đổi online/thư điện tử đối với các khách hàng, chuyên gia nước ngoài khi liên hệ làm việc với doanh nghiệp.
        Đối với các siêu thị, trung tâm thương mại, Đoàn công tác đã tiến hành rà soát, kiểm tra việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch của các đơn vị, Qua rà soát, các siêu thị, trung tâm thương mại cơ bản đã triển khai đầy đủ các biện pháp phòng chống, dịch theo quy định như: Đo thân nhiệt và yêu cầu đeo khẩu trang 100% đối với nhân viên, người lao động và khách hàng khi đến mua sắm; tuyên truyền băng rôn, khẩu hiệu tại các vị trí dễ chú ý. Thành lập Ban Chỉ đạo/Tổ chống dịch COVID-19 tại đơn vị với thành viên bao gồm chủ doanh nghiệp, trưởng/phó các phòng chuyên môn, nhân viên y tế… của doanh nghiệp. Bố trí khoảng cách giãn cách các bàn ăn tại các quầy ăn uống tự chọn; bố trí nước sát khuẩn, dung dịch rửa tay tại các vị trí làm việc, các điểm thường xuyên tiếp xúc như lan can cầu thang, máy ATM, máy chấm công vân tay…Thực hiện các quy trình khai báo y tế, quy định giãn cách với các nhân viên, lái xe liên tỉnh đi từ vùng có dịch, địa phương khác đến; tăng cường việctrao đổi online/thư điện tử đối với các khách hàng ngoại tỉnh.
          Sau khi rà soát các biện pháp triển khai thực hiện phòng chống COVID- 19 của doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh, các siêu thị, trung tâm thương mại Đoàn công tác đã hướng dẫn các doanh nghiệp tăng cường, bổ sung các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại đơn vị  trong thời gian tới như tăng cường việc tuyên truyền người lao động khai báo y tế, sử dụng ứng dụng Bluezone, QR code… nghiêm túc thực hiện yêu cầu 5K của Bộ Y tế; đồng thời, thực hiện các K khác như: kiểm tra, kiểm soát… Đối với các nơi tập trung đông người như nhà ăn, nơi nghỉ trưa bố trí phân luồng, giãn cách tại nơi nhận thức ăn; giảm thiểu số người tại một bàn ăn, lắp đặt vách ngăn tại mỗi bàn ăn, hạn chế việc tập trung đông người dễ gây nguy cơ lây nhiễm, tăng cường truyền thông bằng dụng cụ trực quan (hình ảnh, áp phích) tại nhà ăn, bố trí thêm dung dịch sát khuẩn tại các điểm thường xuyên tiếp xúc như lan can cầu thang, máy ATM, máy chấm công vân tay… Trang bị thêm đồ bảo hộ (găng tay, mũ bảo hộ chống giọt bắn…) đối với các nhân viên tại các vị trí làm việc thường xuyên tiếp xúc với nhiều khách hàng (thu ngân, bảo vệ…), tăng khoảng cách giãn cách tối thiểu 2m đối với khu vực thanh toán (nơi tập trung đông người), thường xuyên phun, khử khuẩn đối với khu vực chế biến thức ăn. Lên danh sách cụ thể với toàn bộ nhân viên, người lao động tại đơn vị và sơ đồ hóa cụ thể tất cả các bộ phận, phân khu làm việc của doanh nghiệp để phục vụ cho công tác phòng chống dịch/truy vết trong trường hợp cần thiết. Bố trí phòng cách ly riêng biệt nằm ngoài phạm vi văn phòng/tòa nhà công ty theo đúng quy chuẩn, quy định. Thành lập các Ban chỉ đạo/Tổ công tác phòng chống dịch tại đơn vị, chủ động phối hợp với các cơ quan y tế, địa phương trong công tác phòng chống dịch khi có yêu cầu; cam kết của DN/ chủ DN để thể hiện sự quyết tâm cao, quyết liệt trong việc thực hiện các quy định về phòng chống dịch COVID-19.  Thực hiện phân luồng đối với công nhân, người lao động khi ra vào nhà máy, đối với các CSSXKD có bố trí xe đưa đón công nhân phải giảm 50% số lượng người trên xe, lập danh sách cụ thể từng công nhân được đưa đón.  Chủ động xây dựng phương án phòng chống dịch cụ thể cho đơn vị, phương án ứng phó khi có trường hợp F0 xảy ra, tổ chức phân luồng phù hợp. Phương án sản xuất kinh doanh tương ứng với 5 cấp độ dịch bệnh.
          Khuyến khích đơn vị chủ động thực hiện xét nghiệm COVID-19 ngẫu nhiên đối với các người lao động tại các vị trí làm việc để nâng cao sự chủ động trong công tác phòng, chống dịch. Thường xuyên thực hiện việc đánh giá nguy cơ lây nhiễm theo Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 ban hành Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động” và thực hiện việc triển khai, cập nhật đánh giá với tần suất hàng tuần lên Bản đồ chung sống an toàn với COVID-19. Quan tâm bố trí kinh phí để chủ động trong phòng, chống dịch COVID-19 của DN…

Tác giả bài viết: Thu Phương - Khoa TT-GDSK- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, giao diện Trang thông tin điện tử Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Định?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập78
  • Hôm nay1,913
  • Tháng hiện tại36,148
  • Tổng lượt truy cập25,110,740
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây